
Tiến sĩ Tanya Peres, một nhà nghiên cứu tại Khoa Nhân chủng học thuộc Đại học bang Florida, cho biết: "Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền văn hóa bản địa cổ xưa, theo cách mà chúng ta có thể không nhận ra. Các nhạc cụ có lịch sử lâu đời trong xã hội loài người và được mã hóa bằng những ý nghĩa vượt ra ngoài khả năng tạo ra âm thanh của chúng”. Ảnh: @ Britannica.

Và khi tiến hành khai quật khảo cổ tại ở Tiểu bang Tennessee miền Đông Nam nước Mỹ, Tiến sĩ Tanya Peres cùng các cộng sự bất ngờ tìm thấy nhiều hiện vật cổ xưa kỳ lạ, độc đáo. Ảnh: @AllTrails.

Đó là các mai rùa được người Mỹ bản địa cổ xưa dùng làm nhạc cụ gõ và lục lạc. Ảnh: @Đại học bang Florida.

Tiến sĩ Tanya Peres lưu ý: “Biểu tượng và niềm tin vào âm thanh, giai điệu được truyền ra từ những chiếc lục lạc hay nhạc cụ gõ làm bằng mai rùa có tác dụng giữ nhịp điệu, và do đó truyền tải năng lượng tâm linh mạnh mẽ vào các điệu nhảy và nghi lễ bản địa cổ xưa”. Ảnh: @Đại học bang Florida.

Sự hiện diện của nhạc cụ gõ và lục lạc ở khu vực này chứng minh rằng, mai rùa rất quan trọng để giữ nhịp điệu, âm nhạc cổ đại trong các nghi lễ trên khắp Đông Nam nước Mỹ thời tiền sử. Ảnh: @Đại học bang Florida.

Đối với Tiến sĩ Tanya Peres, nghiên cứu này cho thấy vẫn còn nhiều câu hỏi cần các chuyên gia tìm hiểu sâu hơn về vai trò của rùa trong quần thể bản địa. Bà cho biết: "Chúng ta cần tiếp tục tập hợp thêm nhiều bằng chứng, và quan điểm khác nhau để có thể hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa con người và động vật trong quá khứ". Ảnh: @Đại học bang Florida.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.