Thèm muối bất thường có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Thèm ăn mặn kéo dài không đơn thuần do khẩu vị mà có thể là dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng điện giải, rối loạn nội tiết hoặc bệnh lý tuyến thượng thận.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, muối (natri clorua) là gia vị không thể thiếu, giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ hoạt động của thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy thèm ăn các món mặn như cá kho, dưa muối, snack hoặc đồ ăn nhanh… thì cơ thể có thể đang “lên tiếng” về một tình trạng sức khỏe bất thường.

ac9ac5e0619dd7c38e8c.jpg
Ảnh minh họa

Mất cân bằng điện giải

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn thèm muối là do mất cân bằng điện giải, đặc biệt là sau khi đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy, hoặc nôn ói. Khi lượng natri trong máu bị giảm, cơ thể sẽ phát tín hiệu khiến bạn thèm ăn muối để bù đắp.

Dấu hiệu kèm theo: Mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, chóng mặt, tụt huyết áp nhẹ.

Tuyến thượng thận gặp vấn đề

Cảm giác thèm muối có thể là triệu chứng ban đầu của suy tuyến thượng thận (bệnh Addison) – tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

Khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì nồng độ natri, dẫn đến thèm muối.

tuyen-thuong-than-gap-van-de.jpg
Ảnh minh họa

Dấu hiệu kèm theo: Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, da sạm màu, huyết áp thấp, buồn nôn.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Ở phụ nữ, cảm giác thèm đồ mặn có thể tăng lên trước chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố.

Sự dao động của estrogen và progesterone ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và lượng natri trong cơ thể, khiến nhiều người tìm đến món ăn mặn như một cách “cân bằng cảm xúc”.

Dấu hiệu kèm theo: Đau bụng, đầy hơi, cáu gắt, thèm đồ ngọt hoặc mặn xen kẽ.

Stress và mệt mỏi mãn tính

Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, nồng độ hormone cortisol có thể tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến thượng thận và cơ chế điều tiết muối – nước.

stress-va-met-moi-man-tinh.jpg
Ảnh minh họa.

Trong giai đoạn này, cảm giác thèm đồ mặn hoặc thực phẩm đậm đà có thể trở nên rõ rệt hơn.

Dấu hiệu kèm theo: Mất ngủ, lo âu, ăn uống thất thường, khó tập trung.

Chế độ ăn quá nhạt hoặc thiếu natri

Nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng quá khắt khe, đặc biệt là giảm muối tuyệt đối trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại bằng cách khiến bạn thèm ăn mặn để tự điều chỉnh.

Tuy nhiên, không nên vì vậy mà ăn quá nhiều muối, bởi điều này lại làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim mạch và tổn thương thận.

Theo chuyên gia sức khỏe không nên chủ quan với cảm giác thèm muối kéo dài. Nếu đi kèm các triệu chứng bất thường, hãy kiểm tra sức khỏe để loại trừ các bệnh lý liên quan. Không tự ý bổ sung muối quá mức nếu không có chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt với người có tiền sử cao huyết áp, suy thận, tim mạch. Cân bằng chế độ ăn uống, ưu tiên thực phẩm tươi, ít chế biến, uống đủ nước, tập luyện thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Cảm giác thèm muối không chỉ là vấn đề khẩu vị, mà có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Việc lắng nghe cơ thể, duy trì chế độ ăn hợp lý và đi khám định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe lâu dài.

Lạm dụng đồ uống tăng lực, nguy cơ ảnh hưởng tim mạch

Nước tăng lực không phải là kẻ thù, nhưng khi bị lạm dụng, chúng hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, đồ uống tăng lực ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ và người lao động cường độ cao. Với lời quảng cáo hấp dẫn như “tỉnh táo tức thì”, “tăng hiệu suất làm việc” hay “xua tan mệt mỏi”, các loại nước tăng lực nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, ẩn sau những lon nước có vẻ ngoài bắt mắt và khẩu vị ngọt ngào ấy là những nguy cơ âm thầm đe dọa đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Say nắng có thể gây trụy tim mạch, tử vong

Vào mùa nắng nóng, một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h.

Vào mùa nắng nóng, một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Chất cấm trong thực phẩm có gây vô sinh, rối loạn nội tiết?

Vấn đề chất cấm trong thực phẩm không chỉ đơn thuần là mất an toàn vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe nội tiết và sinh sản con người.

Những vụ việc liên quan đến chất cấm trong thực phẩm, từ thuốc trừ sâu tồn dư, chất tạo nạc, đến phẩm màu và chất bảo quản bị cấm đang ngày càng dấy lên lo ngại. Trong đó, một câu hỏi được đặt ra liệu các chất cấm này có thể gây vô sinh và rối loạn nội tiết hay không?

8.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet