Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Để ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra trong quá trình niềng răng cũng như giữ cho răng luôn chắc khỏe, cách chăm sóc răng đúng ở thời điểm này vô cùng quan trọng.

Để quá trình niềng răng được thuận lợi và thành công, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh răng niềng sau:

Dùng bàn chải lông mềm

Khi đang niềng răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng. Điều này vừa giúp giảm tình trạng ê buốt lên răng do đang đeo mắc cài, vừa tránh sự cố bung tuột mắc cài gây tổn thương cho vùng miệng. Ngoài ra, bàn chải lông mềm cũng giúp thao tác đánh răng được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Dùng bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ là bàn chải chuyên dùng để vệ sinh răng niềng. Với thiết kế đặc biệt, bàn chải kẽ có thể len lỏi vào từng “ngóc ngách” trong miệng để làm sạch cặn thức ăn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bàn chải kẽ chữ I cho răng trước và bàn chải kẽ chữ L cho răng sau để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Ảnh minh họa/Internet

Chải răng đúng cách

Chải răng đúng cách khi đang niềng răng là cực kỳ quan trọng. Việc này vừa giúp loại bỏ mảng bám thức ăn triệt để, vừa không ảnh hưởng đến khí cụ nha khoa. Theo đó, bạn nên chải răng theo hướng xoay tròn hoặc chải dọc từ trên xuống trên bề mặt răng. Tại vị trí mắc cài, bạn sẽ tựa bàn chải vào răng và nướu, sau đó đẩy bàn chải ở trên và dưới dây cũng để làm sạch mảng bám thức ăn.

Trường hợp niềng răng bằng khay niềng trong suốt thì việc chải răng sẽ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần tháo khay niềng ra rồi chải răng như bình thường là được. Song song với chải răng, nên làm sạch lưỡi để vừa loại bỏ vi khuẩn, vừa ngăn hơi thở có mùi.

Sử dụng kem đánh răng có Fluor

Khi niềng răng, men răng bị suy yếu nên răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt. Để cải thiện tình trạng, bạn nên đánh răng bằng kem đánh răng có hàm lượng Fluor cao. Fluoride trong kem đánh răng giúp tái tạo và phục hồi men răng, nhờ đó, thuyên giảm cảm giác ê buốt, đồng thời, phòng ngừa nguy cơ sâu răng.

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng

Sau khi đánh răng xong, bạn đừng quên súc miệng với nước súc miệng dành cho người niềng răng. Nước súc miệng vừa giúp loại bỏ triệt để mảng bám, cặn thức ăn; vừa bổ sung Fluoride để răng được chắc khỏe. Tùy loại nước súc miệng mà bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước.

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là không thể thiếu khi vệ sinh răng niềng. Theo đó, sau khi ăn, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng - nơi mà bàn chải khó có thể chạm vào. Cách sử dụng chỉ nha khoa rất đơn giản, chỉ cần luồn chỉ vào trong kẽ răng rồi di chuyển lên xuống đến khi thấy thức ăn không còn bám dính trong kẽ răng nữa là được.

Dùng tăm nước

Để làm sạch mắc cài, dây cung và kẽ răng khi vệ sinh răng niềng, bạn nên sử dụng thêm tăm nước. Tăm nước mang lại hiệu quả làm sạch cao hơn bàn chải nhiều lần, không những vậy, còn giúp rút ngắn thời gian vệ sinh răng miệng. Bạn chỉ mất 1 - 2 phút cho mỗi lần sử dụng là xong, rất thích hợp với người bận rộn.

Ngoài các hướng dẫn vệ sinh răng niềng nói trên, bạn cũng nên chủ động cạo vôi răng định kỳ để ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn tích tụ, gây ra các vấn đề răng miệng.

Sai lầm khi niềng răng, cách khắc phục hiệu quả

Nhiều người khi niềng răng mắc phải những sai lầm đáng tiếc, không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ tổn hại đến sức khỏe răng miệng.

Một nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên trì và chăm sóc răng niềng đúng cách. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi niềng răng và cách khắc phục hiệu quả.

r1.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Biến chứng nghiêm trọng sau quá trình niềng răng kéo dài

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau quá trình niềng răng kéo dài.

Chị B.T.T (35 tuổi, Hà Nội) sau khoảng 2 năm niềng răng đã rơi vào tình trạng thất vọng trầm trọng, buộc phải trải qua hai ca phẫu thuật. Theo lời chị T., sau thời gian dài niềng răng, chị nhận thấy răng không đóng khoảng hết. Khi đi chụp phim, kết quả cho thấy khớp cắn vẫn còn hô, thậm chí một số chân răng đã bị bật ra khỏi xương ổ răng. Điều đáng nói là bác sĩ chỉnh nha không hề phát hiện ra vấn đề này trong quá trình điều trị. Đến khi phát hiện thì đã quá muộn.

Chị T đã đến Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội để khám và điều trị. Tại đây, sau khi thăm khám bác sĩ kết luận, chị T. bị sai khớp cắn loại II do xương, kèm sang chấn khớp cắn do chỉnh nha bù trừ quá mức. Chị T được chỉ định phẫu thuật chỉnh hình xương hàm, sau đó nắn chỉnh răng lại.

5 bước vệ sinh răng miệng đúng cách

Để có được một hàm răng chắc khỏe, nên “bỏ túi” cách vệ sinh răng miệng chuẩn nha khoa theo 5 bước dưới đây.

Sử dụng chỉ nha khoa