Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ

Có một lý do tại sao các nhà thổ thời xưa ở Trung Quốc đều rất phát triển, đó là do có những quy tắc và quy định rất nghiêm ngặt bên trong nhà thổ.

Thứ nhất, phải lập khế ước bán thân

Con gái khi bước chân vào nhà thổ phải có khế ước bán thân, từ đó về sau không thể trốn thoát được. Trong xã hội Trung Quốc xưa, nhà thổ không chỉ hợp pháp mà còn có lịch sử rất lâu đời nên hệ thống quản lý nội bộ của mỗi nhà thổ đã khá hoàn thiện và chặt chẽ.

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ ảnh 1

(Ảnh minh họa)

Khế ước bán thân, như tên gọi, tương đương với việc bán thân cho nhà chứa, từ đó về sau, ngoại trừ chết bệnh, được chuộc lại hoặc bị trục xuất khỏi nhà chứa, người phụ nữ không thể rời khỏi nhà chứa nữa.

Thứ hai, không được chạy theo bám víu kẻ có quyền lực

Yêu cầu này đã trở thành một quy tắc ngầm trong việc kinh doanh nhà thổ kể từ thời nhà Tống. Do địa vị thấp kém của phụ nữ vào thời nhà Tống, việc quản lý phụ nữ trong các nhà thổ càng nghiêm ngặt hơn. Các quan chức "làm công việc bán thời gian" để kiếm thêm tiền và việc đầu tư vào các nhà thổ ở những nơi khác là rất phổ biến. Cũng từ đây, hình thành mối quan hệ giữa quan chức và các phụ nữ trong nhà thổ.

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ ảnh 2

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc người con gái trong nhà thổ có quan hệ thân thiết với một quan chức nào đó, điều này khiến trật tự trong nhà thổ trở nên hỗn loạn, chia bè phái. Kể từ đó, việc không được quá thân thiết với quan chức có quyền lực được coi là hành vi không được phép, vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Thứ ba, không được lừa dối khách

Vì một số lý do nào đó, những người phụ nữ trong nhà thổ thường tìm cách né tránh, lừa dối những vị khách mà mình không thích tiếp đón. Điều này khiến cho những vị khách này không vui, thường tìm cách gây khó khăn cho nhà thô. Vì vậy nhà thổ đã ra quy tắc phụ nữ trong nhà thổ không được lừa dối khách quen của quán. Những người vi phạm sẽ bị các nhà thổ trừng phạt theo quy định tương ứng, các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc và tàn nhẫn khiến người ta “nổi da gà”.

Thứ tư, không từ chối khách hàng

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ ảnh 3

(Ảnh minh họa)

Đây là quy định nghiêm ngặt nhất trong nhà thổ, thông thường, phụ nữ trong nhà thổ bất luận thế nào cũng phải tiếp khách, trừ khi họ mắc bệnh nan y, ốm nằm liệt giường. Cho dù có thai cũng phải uống thuốc phá thai, nghỉ ngơi một hai ngày là phải bắt đầu làm việc, quả thật quá tàn nhẫn.

Thứ năm, không được cất giấu tiền riêng

Các nhà chứa cổ xưa có 'năm điều cấm' đối với phụ nữ ảnh 4

(Ảnh minh họa)

Cùng với sự phát triển thì việc đào tạo kỹ nữ ngày càng đắt đỏ. Vì vậy có lẽ từ thời nhà Tống, nhà chứa đã quy định rõ ràng rằng kỹ nữ không được phép giấu tiền riêng trong nhà chứa, tất cả tiền boa đều phải giao nộp.

Phải nói rằng thủ đoạn này thực sự tàn nhẫn, nó không chỉ giúp những ông trùm nhà chứa tăng thu nhập và tiết kiệm tiền mà còn ngăn cản những phụ nữ trong nhà thổ kiếm được quá nhiều tiền và có thể tự chuộc bản thân rời khỏi nhà thổ.

Tại sao nói "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay" để biết giàu nghèo

Thực tế, người xưa nhấn mạnh rằng “đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay” có thể biết rõ được gia đình đó giàu nghèo thế nào, phú quý ra sao.

Chân của phụ nữ

Thời phong kiến, một năm các quan được nghỉ lễ Tết bao nhiêu ngày?

Ngày nghỉ của các quan lại thời cổ đại rất khác nhau. Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại.

Ngày nay, các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... có nhiều ngày nghỉ lễ trong một năm. Nhiều người bày tỏ sự tò mò không rõ thời phong kiến cổ đại xưa, các quan chức được nghỉ lễ bao nhiêu ngày. Mới đây, tờ Sohu.com đã giải đáp thắc mắc của cư dân mạng.

Ở Trung Quốc ngày nay, một năm có nhiều kỳ nghỉ lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Lễ Quốc khánh... Thời phong kiến xưa, hệ thống quan lại Trung Quốc cũng có nhiều ngày nghỉ không kém hiện tại. Quan lại thời xưa được coi như công chức thuộc biên chế nhà nước ngày nay. Do phải vào triều gặp hoàng đế hoặc đi thị sát dân chúng, các quan lại này đều sẽ có ngày này.

Hơn 900 năm trước, 1,5 triệu người Khitan biến mất khỏi thế giới

Dân tộc du mục Khitan (Khiết Đan), từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Sử sách ghi lại rằng dân tộc này xây dựng nên nước Liêu và từng sáng tạo ra chữ viết của riêng mình.

Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng cỏ rộng lớn, tại nơi đây từng có một dân tộc gắn bó mật thiết với vùng đất này, đó là người Khiết Đan.

Người Khiết Đan là một dân tộc bí ẩn, từng có thời thịnh vượng, đông dân và có nền văn hóa huy hoàng. Tuy nhiên, hơn chín trăm năm trước, mọi dấu vết của họ dường như đột nhiên biến mất, như bị gió bụi thời gian thổi bay và biến mất không dấu vết.