Không té ngã hay va đập, đột nhiên xuất hiện vết bầm tím trên da

Vết bầm tím trên da có thể xuất hiện do va đập nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Các vết bầm tím trên da xuất hiện là do máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi mạch máu và xảy ra hàng loạt các phản ứng nối tiếp xong một cách nhanh chóng để cầm máu tại chỗ bị thương cũng như hàn gắn vết thương và lập lại quá trình lưu thông máu.

Vết bầm tím trên da có thể xuất hiện sau khi chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có thể xuất hiện do bệnh lý.

Khong te nga hay va dap, dot nhien xuat hien vet bam tim tren da

Vết bầm tím trên da là hiện tượng phổ biến, thường xay ra do va đập hoặc do thiếu một số dưỡng chất như vitamin, axit folic... Tuy nhiên, nếu vết bầm tím xuất hiện thường xuyên, không đau, không ngứa thì bạn cần phải cảnh giác với một số bệnh sau.

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh scurvy. Biểu hiện của bệnh này là chảy máu chân răng, bầm tím xuất hiện dưới da.

Ngoài ra, thiếu vitamin K cũng gây ra hiện tượng tương tự.

Rối loạn máu

Trong các bệnh về máu có bệnh máu khó đông khiến máu không đông lại dễ dàng và hay bị chảy máu kéo dài. Ở người mắc bệnh này, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể gây ra bầm tím.

Nếu thấy hiện tượng bất thường, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị (nếu cần).

Khong te nga hay va dap, dot nhien xuat hien vet bam tim tren da-Hinh-2

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường sẽ gây ra một số biến đổi trên cơ thể chẳng hạn như biến đổi màu da thành ngăm đen, thường xảy ra ở những vùng da hay có sự va chạm, cọ sát với vùng da khác. Những biến đổi này rất dễ gây nhầm lẫn với các vết bầm tím nhưng nguyên nhật thật sự là do tình trạng kháng insulin gây ra.

Bệnh gan

Sử dụng rượu quá mức trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra bệnh gan như xơ gan, K gan. Xơ gan và các bệnh gan khác sẽ làm suy giảm chức năng gan một cách từ từ.

Khi bệnh gan tiến triển, gan sẽ ngừng sản xuất các protein giúp đông máu. Hậu quả là người bệnh sẽ dễ bị chảy máu quá nhiều và dẫn tới hiện tượng bầm tím trên da. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, mệt mỏi, hay ốm vặt, sưng chân, nước tiểu sẫm màu, da và mắt bị vàng...

Các loại K liên quan đến máu và tủy xương

Lượng máu tăng đột ngột và xuất hiện cả những vết bầm tím trên da là một dấu hiệu báo động của các loại bệnh K liên quan đến máu, tủy xương như bệnh bạch cầu. Ngoài việc xuất hiện các vết bầm tím bất thường trên da, bệnh này còn gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên.

Nhiều bệnh vẫn có khả năng điều trị thành công cao nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên chần chừ mà phải đi khám ngay.

Xuất huyết dưới da cũng có thể xuất hiện sau quá trình thực hiện các bài tập thể thao nhanh, mạnh, nâng trọng lượng mà bạn không hề biết. Nguyên nhân là do quá trình vận động cũng gây ra nhiều áp lực cho cơ bắp và dẫn tới "bùng nổ" các mạch máu nhỏ dưới da, gây ra các vết bầm tím.

Ngoài ra, khi tuổi tác tăng lên, việc sản xuất collagen của cơ thể giảm đi và lớp mỡ bảo vệ da cũng mất dần. Đây là nguyên nhân khiến những người sau 60 tuổi có thể gặp vết bầm tím trên da thường xuyên hơn mà không rõ lý do.

Dù nguyên nhân gây ra các vết bầm tím trên da là gì thì bạn cũng không nên chủ quan. Nếu thấy có thể có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên tìm bác sĩ để thăm khám, tránh làm theo các lời mách bảo không có cơ sở. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một cách để phát hiện sớm các bất thường, giúp việc điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

Xuất hiện những vết bầm bất thường bạn phải đến bệnh viện ngay

(Kiến Thức) - Những vết bầm xuất hiện không rõ lý do là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay

Nếu vết bầm xuất hiện không rõ lý do cũng như chẳng hề có cảm giác đau đớn, bạn đừng nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu của một một số bệnh nguy hiểm.

Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-2
Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy, cơ thể rất dễ bị bầm tím. Do vậy, vết bầm tím cũng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn rất sớm. Các triệu chứng khác: bạn thường khát, vết thương lành lâu hơn, cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thị lực bị mờ và có những đốm trắng trên da.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-3
Các thay đổi liên quan đến tuổi tác: Hệ thống mạch máu yếu đi theo độ tuổi và các mô bị mất tính đàn hồi của chúng. Bạn nên chú ý rằng những vết bầm do tuổi tác chủ yếu xuất hiện ở chân.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-4
Mất cân bằng nội tiết tố: Vết bầm tím có thể xuất hiện nếu bạn thiếu estrogen. Điều này xảy ra có thể do bạn đang mãn kinh, hoặc đang dùng thuốc kích thích tố hay mang thai.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-5
Thiếu chất dinh dưỡng: Một số vết bầm không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết. Nếu thiếu vitamin P, việc sản xuất collagen là không thể. Hãy bổ sung vitamin P bằng cách thêm trà xanh tươi, táo, bí đỏ và tỏi vào chế độ ăn hàng ngày.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-6
Bệnh về máu: Các bệnh về máu và mạch máu có thể gây ra các vết bầm tím. Hãy đi gặp bác sĩ ngay, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại khác: đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-7
Dùng thuốc: Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím. Loại thuốc phổ biến nhất khiến cho máu trở nên lỏng hơn và có thể dẫn đến vết bầm tím là aspirin.
Xuat hien nhung vet bam bat thuong ban phai den benh vien ngay-Hinh-8
Việc tập luyện thể dục quá sức, nâng vật nặng cũng có thể gây ra các vết bầm tím. Ảnh: BS. 

Video "Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày". Nguồn: VTC

4 công thức làm đẹp, trị mụn ẩn dưới da từ mướp đắng đơn giản

Trị mụn ẩn dưới da bằng mướp đắng sẽ đạt được hiệu quả cao nếu bạn kết hợp cả uống và đắp mặt nạ.

Mướp đắng từ lâu đã được sử dụng như một loại thảo mộc và là phương pháp tự nhiên làm đẹp và trị mụn. Những công dụng làm đẹp của mướp đắng bao gồm:

1. Làm sạch sâu