Khác biệt giữa đường phèn vàng-trắng, dùng đúng dưỡng gan bổ phổi

Không chỉ về màu sắc, đường phèn vàng và trắng còn có sự khác biệt về dinh dưỡng. Lựa chọn sai, món ăn không mang lại giá trị chữa bệnh, nhất là lợi ích dưỡng gan bổ phổi.

Đường phèn là gia vị phổ biến, góp phần tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn. Đường phèn có hai loại là đường phèn trắng và đường phèn vàng. Chúng đều được làm từ đường mía nhưng quá trình sản xuất có sự khác biệt, khiến thành phần dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn không đúng, món ngon sẽ không giữ được lợi ích dưỡng gan bổ phổi như mong muốn.
Thứ nhất, hàm lượng đường giữa 2 loại khác nhau. Sự khác biệt về lượng đường bắt nguồn từ sự khác nhau về độ tinh khiết. Ở đó, đường phèn vàng có lượng đường cao hơn đường phèn trắng.
Tuy nhiên, về độ ngọt, đường phèn vàng chứa nhiều tạp chất nên ngọt nhẹ. Ngược lại, đường phèn trắng có lượng đường thấp nhưng là đường tinh khiết, các tạp chất được lọc kỹ trong quá trình sản xuất nên vị ngọt đậm hơn.
Khac biet giua duong phen vang-trang, dung dung duong gan bo phoi
 Đường phèn trắng ngọt hơn đường phèn vàng. Thích hợp làm gia vị tạo ngọt cho món ăn. 
Thứ hai, khác biệt về kích thước. Đường phèn trắng được lọc kĩ trong quá trình sản xuất, có màu sắc đẹp, trắng sáng như pha lê, sạch sẽ, tinh tế. Đường phèn trắng thường ở dạng viên nhỏ, đơn tinh thể. Trong khi đó, đường phèn vàng thường là các miếng lớn, cần phải đập vỡ trước khi sử dụng, thuộc loại đường phèn đa tinh thể.
Thứ ba, khác biệt về mặt dinh dưỡng. Đường phèn trắng bề ngoài trắng sáng như pha lê, rất đẹp mắt nhưng giá trị dinh dưỡng thấp hơn đường phèn vàng.
Được biết, đường phèn trắng trải qua quá trình thanh lọc kĩ, sucrose được chiết xuất hoàn toàn, chỉ để lại vị ngọt, mất đi các thành phần có lợi. Do vậy, đường phèn trắng thường dùng để tạo độ ngọt cho món ăn, không có giá trị chữa bệnh, nhất là về mặt dưỡng gan bổ phổi.
Khac biet giua duong phen vang-trang, dung dung duong gan bo phoi-Hinh-2
 Theo Đông y, đường phèn vàng có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế.
Đường phèn vàng còn gọi là phèn già, phèn đất, có quy trình sản xuất công phu, nhiều công đoạn. Thời gian nấu để cho ra một mẻ đường phèn khoảng 5-7 ngày.
Đông y đánh giá đường phèn vàng như một vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Nhất là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt,… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
Có thể nói, cùng có độ ngọt nhưng đường phèn vàng và đường phèn trắng có sự khác biệt. Tùy mục đích, bạn có thể lựa chọn. Chẳng hạn, chị em nên dùng đường phèn trắng để nấu canh, làm bánh, kho thịt, kho cá. Độ ngọt cao của đường phèn trắng vừa giúp món ăn thơm ngon vừa mang lại màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng.
Trong khi đó, đường phèn vàng thích hợp dùng trong quá trình làm đẹp, dưỡng da, dưỡng gan bổ phổi. Đường phèn vàng kết hợp với trà sâm dứa, nấu sâm giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, mát gan, rất thích hợp sử dụng vào mùa hè, hạn chế các bệnh như viêm họng, nhiệt miệng, mụn nhọt,…
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe

Nguồn video: THDT


Lợi ích tuyệt vời của chanh đào ngâm mật ong

Mùa se lạnh, trong nhà luôn có lọ chanh đào ngâm mật ong để pha nước uống cho cả gia đình không chỉ giúp giải cảm mà còn hỗ trợ nhiều vấn đề về sức khoẻ.

Lợi ích của chanh đào ngâm mật ong

Chanh đào vốn là loại quả mang lại nhiều lợi ích "vàng" cho sức khoẻ con người, đặc biệt tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khi tiết trời vào độ lạnh. Chanh đào thường có vào mùa tháng 8-9 âm lịch nên nhiều gia đình thường có thói quen tìm mua chanh đào để sử dụng hàng ngày. Ngoài những cách sử dụng như vắt lấy nước cốt chanh tươi, nấu ăn thì chanh đào ngâm mật ong cũng được nhiều người áp dụng để có thức uống bổ dưỡng, ấm bụng khi thời tiết giao mùa.

Chanh đào là loại quả chứa nhiều vitamin C.

Đặc biệt, nước chanh đào ngâm mật ong rất dễ uống và dễ làm. Bất kỳ độ tuổi nào từ người già đến trẻ nhỏ trên 1 tuổi đều có thể uống được. Với những gia đình có con nhỏ, mùa thu đông thời tiết thay đổi, trẻ thường bị ho rát họng, một cốc nước chanh đào ngâm mật ong mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, giữ ấm cơ thể trong mùa này.

Chanh đào ngâm mật ong hỗ trợ ho khan, giải cảm trong mùa lạnh

Theo Đông y, chanh đào có vị chua, tính mát, vào ba kinh tì, vị và can, có tác dụng thanh nhiệt, trừ ho, viêm họng, lợi tiểu tiện, kháng viêm, tiêu độc. Không chỉ tăng cường sức đề kháng, chị em trong quá trình giảm cân, cải thiện vóc dáng nếu uống chanh đào ngâm mật ong mỗi ngày cũng sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt hơn. Trong chanh đào có chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2 và đặc biệt là có lượng vitamin C dồi dào, nhờ đó có tác dụng đặc biệt hơn. Mỗi trái chanh đào có chứa axit citric (chiếm khoảng 8% khối lượng quả chanh khô) giúp đốt mỡ hiệu quả, giảm béo rất tốt cho các chị em phụ nữ.

Nhiều gia đình có thói quen ngâm chanh đào mật ong khi vào mùa lạnh

Cách ngâm chanh đào mật ong đúng chuẩn

Chuẩn bị nguyên liệu:

Chanh đào 1 kg

Mật ong rừng 1 lít

Đường phèn bạn nên dùng đường phèn mật mía 0,5 kg.

Gừng thái lát mỏng.

Chọn quả chanh tươi

Cách ngâm chanh đào mật ong:

Chọn quả chanh hơi già, vỏ chanh bóng, ruột hồng, còn tươi, chín vàng và mỏng vỏ. Rửa chanh thật sạch với nước, sau đó ngâm chanh với một chút nước sôi để nguội pha với muối trong 30 phút. Vớt chanh ra và lau khô chúng bằng một chiếc khăn sạch và thái chanh theo khoanh tròn, mỏng. Xếp chanh vào bình đựng.

Lưu ý: Chọn chanh già quả và chanh phải tươi để giữ được tinh dầu tốt nhất, không dùng chanh héo và hạn chế bỏ tủ lạnh.

Cắt lát chanh và xếp vào hũ đựng

Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh. Cứ thế cho đến khi hết chanh. Những cục đường to để cho lên trên cùng. Đường phèn sử dụng đường mật mía, chưa qua tẩy. Càng to càng tốt để thay thế làm dụng cụ chèn luôn. Không mua đường hoá học ngâm.

Đổ mật ong vào bình đựng. Đậy kín nắp, để khi nào đường phèn tan hết sẽ dùng được. Gừng thái lát mỏng mỗi lọ chỉ nên cho 3-5 lát gừng. Gừng nên để nguyên vỏ (rửa sạch), thái lát. Gừng sẽ tăng tính ấm cho hỗn hợp ngâm.

Chanh đào ngâm mật ong có công dụng giải cảm hiệu quả

Thời gian đầu mới ngâm nên thường xuyên kiểm tra bình ngâm, nếu sau một vài ngày thấy sủi bọt trên bề mặt hớt lớp bọt này đi. đừng để lớp chanh nổi lên khỏi lớp mật ong vì sẽ dễ gây mốc, nổi váng.

Một số lưu ý khi ngâm chanh đào mật ong

Nên sử dụng hũ thuỷ tinh để ngâm, rửa sạch tráng nước sôi, úp dốc ngược cho khô ráo hoàn toàn. Có thể sử dụng thêm nan hoặc vỉ để chèn nhấn chanh xuống.

Không ngâm quá đầy, toàn bộ nguyên liệu gồm cả mật ong sau khi rót vào chỉ khoảng ⅔ hũ ngâm để hỗn hợp không bị tràn bình trong quá trình ngâm vì chanh ra nước và vụt khí.

Cần đảm bảo chanh luôn ngập bằng cách chèn bởi đường phèn to hoặc nan, cẩn thận có thể mở ra để nhấn chìm chanh xuống.

Chanh đào ngâm mật ong có thể bảo quản bên ngoài ở nhiệt độ thường và tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có thể sử dụng được.

Thầy giáo đánh nữ sinh 9 tuổi chấn thương sọ não gây phẫn nộ

Bị thầy giáo đánh đến chấn thương sọ não, phải phẫu thuật khẩn cấp, nữ sinh 9 tuổi đến nay vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Theo thông tin đăng tải, một phụ huynh ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, tố cáo thầy giáo họ Tống đánh đập con gái mình dã man, đến mức bé bị vỡ hộp sọ, tràn não, phải phẫu thuật khẩn cấp, đến nay vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Đường phèn không chỉ và những lợi ích không ngờ

Hiện nay trên thị trường, mọi người hay nhắc đến cụm từ "Đường Phèn Không Chỉ". Bạn đã biết lý do tại sao lại có cụm từ này chưa?

Từ rất lâu, đường phèn trở thành nguyên liệu góp phần quan trọng không nhỏ cho sự thành công của món ăn bổ dưỡng cũng như các bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Đường phèn vốn được biết đến là một trong những gia vị quen thuộc, có vị ngọt dịu. Đặc tính thanh mát và tốt cho sức khỏe của đường phèn còn được sử dụng kết hợp trong các bài thuốc dân gian trị cảm ho, viêm họng,... vô cùng hiệu quả.