Học sinh Việt Nam giành 3 huy chương Vàng Olympic Sinh học Quốc tế năm 2024

Với 4/4 học sinh đoạt huy chương, trong đó có 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc tại Olympic Sinh học quốc tế năm 2024, học sinh Việt Nam đã đạt thành tích tốt nhất kể từ năm 2019.

Tối 13/7, thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) năm 2024, cả 4/4 học sinh đoạt Huy chương. Trong đó, có 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc. Với thành tích này Việt Nam đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hoc sinh Viet Nam gianh 3 huy chuong Vang Olympic Sinh hoc Quoc te nam 2024
 Đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế 2024 (từ trái qua phải):  PGS.TS. Đinh Đoàn Long (Chủ tịch hội đồng Trường ĐH Y Dược - ĐHQGHN, Trưởng Đoàn), Em Đặng Tuấn Anh (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội); Em Nguyễn Tiến Lộc (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN); Em Nguyễn Sĩ Hiếu (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng); Em Hồ Đức Trung (Trường THPT Chuyên Quốc Học, Thành phố Huế); PTS.TS. Lê Thị Phương Hoa (Trưởng Bộ môn Di truyền Hóa Sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó đoàn). 
Cụ thể như sau:
1. Em Đặng Tuấn Anh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Thành phố Hà Nội: đạt Huy chương Vàng;
2. Em Nguyễn Tiến Lộc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
3. Em Nguyễn Sĩ Hiếu, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, Thành phố Hải Phòng: Huy chương Vàng;
4. Em Hồ Đức Trung, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học, Tỉnh Thừa thiên - Huế: Huy chương Bạc;
Kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) lần thứ 35 năm 2024 được tổ chức tại nước Cộng hòa Kazakhstan từ ngày 07/7/2024 đến ngày 13/7/2024. Đây là kỳ thi có số quốc gia tham gia lớn nhất từ trước tới nay, với 81 quốc gia, vùng lãnh thổ và 320 thí sinh dự thi.
Theo Quy chế của Hiệp hội IBO Quốc tế kỳ thi trao giải cho không quá 10% thí sinh dự thi đạt Huy chương Vàng, 20% thí sinh đạt Huy chương Bạc, và 30% thí sinh đạt Huy chương Đồng. Tổng số huy chương được trao năm nay gồm: 28 Huy chương Vàng; 56 Huy chương Bạc; 84 Huy chương Đồng.
Các thí sinh trải qua 2 ngày thi chính thức với thời gian thi kéo dài trong 6 - 8 giờ /ngày. Trong đó, 1 ngày thi lý thuyết với 2 bài và 1 ngày thi thực hành với 4 phòng thí nghiệm về Sinh học phân tử, Hóa sinh, Giải phẫu và Sinh lý Động vật và Tin - Sinh học.
Đề thi năm nay đòi hỏi thí sinh am hiểu cả về lý thuyết và thành thạo các kỹ năng thực hành, vận dụng đúng và hiệu quả các kiến thức, kỹ năng của sinh học từ kinh điển tới hiện đại trong giải quyết nhiều bài toán đa dạng của các vấn đề toàn cầu.
Thành tích 4/4 học sinh đoạt huy chương, với 03 Huy chương Vàng và 01 Huy chương Bạc tại Olympic Sinh học quốc tế năm 2024 là thành tích tốt nhất của học sinh Việt Nam kể từ năm 2019. Đặc biệt, lần đầu tiên, nhiều học sinh Việt Nam đạt thành tích cao ở các bài thi thực hành vốn đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn tại Kỳ thi này.
Thành tích này tiếp nối chuỗi thành tích cao mà các đoàn học sinh Việt Nam đạt được tại các Kỳ thi Olympic quốc tế trong những năm gần đây, với số lượng, chất lượng Huy chương và điểm thi của học sinh không ngừng được nâng cao, tiếp cận các quốc gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực.

Hải Phòng tặng nửa tỷ đồng cho Huy chương Vàng IMO Nguyễn An Thịnh

Em Nguyễn An Thịnh (Trường THPT chuyên Trần Phú) vừa giành Huy chương Vàng tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 2023 đã được TP Hải Phòng thưởng 500 triệu đồng.

Chiều 13/7, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã quyết định trao tặng Bằng khen cùng phần thưởng 500 triệu đồng cho Nguyễn An Thịnh, học sinh giành Huy chương Vàng và 400 triệu đồng cho em Nguyễn Đình Kiên, học sinh giành Huy chương Bạc tại cuộc thi Olympic Toán Quốc tế năm 2023.
Hai Phong tang nua ty dong cho Huy chuong Vang IMO Nguyen An Thinh
Nguyễn An Thịnh và thầy giáo Lê Đức Thịnh. Ảnh: NVCC. 

Bế mạc Olympic Toán học SV-HS năm 2023: Ngô Quý Đăng đoạt thủ khoa “kép”

Sáng 8/4, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh năm 2023.

Phát biểu tại Lễ Tổng kết và Trao giải Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 29, GS. TSKH.Vũ Hoàng Linh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, Đồng trưởng ban Tổ chức cho biết, Kỳ thi đã diễn ra suôn sẻ và nghiêm túc.
Be mac Olympic Toan hoc SV-HS nam 2023: Ngo Quy Dang doat thu khoa “kep”
 Ông  Lê Công Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao phần thưởng cho các thí sinh đoạt giải (sinh viên Ngô Quý Đăng thứ 2 từ trái qua)..

Thần đồng toán học: 8 tuổi giải được toán lớp 12, 15 tuổi nổi tiếng TG

Ông được xem là 1 trong những thần đồng toán học nổi tiếng của Việt Nam, đạt điểm tuyệt đối và giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế khi mới chỉ 15 tuổi.

Than dong toan hoc: 8 tuoi giai duoc toan lop 12, 15 tuoi noi tieng TG

GS. Đàm Thanh Sơn

GS. Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội trong 1 gia đình tri thức có bố là Đàm Trung Bảo (giáo sư ngành hóa), mẹ là Nguyễn Thị Hảo (phó GS.TS ngành sinh – hóa). Từ nhỏ, GS.Đàm Thanh Sơn đã bộc lộ tài năng toán học thiên bẩm, ông được mệnh danh là “thần đồng” khi mới học lớp 2 (tương đương lớp 3 hiện nay), cậu bé 7 tuổi đã giải được toán lớp 10 (lớp 12 hiện nay). Sau đó, ông theo học lớp chuyên Toán – Tin của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Than dong toan hoc: 8 tuoi giai duoc toan lop 12, 15 tuoi noi tieng TG-Hinh-2

Năm 15 tuổi, ông Đàm Thanh Sơn đã xuất sắc đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Praha (Tiệp Khắc) với số điểm tuyệt đối 42/42, lặp lại thành tích của hai đàn anh Lê Bá Khánh Trình và Lê Tự Quốc Thắng.

Sau khi giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế, Đàm Thanh Sơn được cử sang Liên Xô để học đại học. Dù học giỏi toán nhưng ông lại quyết định chuyển hướng học ngành Vật lý lý thuyết tại Đại học Tổng hợp Lomonosov.

Tốt nghiệp đại học năm 1991, 4 năm sau anh nhận bằng tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva. Các năm 1995-1999, anh là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Washington, Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ.

Than dong toan hoc: 8 tuoi giai duoc toan lop 12, 15 tuoi noi tieng TG-Hinh-3

Từ năm 1999 – 2002, Đàm Thanh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Columbia, đồng thời là học giả ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ). Từ năm 2002, anh quay lại Seattle, được bổ nhiệm giáo sư tại khoa Vật lý Đại học Washington, là học giả cao cấp tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc đại học này.

Tháng 9/2012, được bổ nhiệm là giáo sư tại Đại học Chicago (Mỹ), Đàm Thanh Sơn được ngồi vào những chiếc ghế mà nhà vật lý nổi tiếng Fermi và Chandrasekhar từng ngồi. Đây là vinh dự nhà khoa học nào cũng thấy tự hào.

Năm 2014, GS.Đàm Thanh Sơn trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, được bầu là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.

Than dong toan hoc: 8 tuoi giai duoc toan lop 12, 15 tuoi noi tieng TG-Hinh-4

Tính đến thời điểm hiện tại, giáo sư Sơn đã có trên 120 công trình khoa học được công bố, trong đó có những công trình được đánh giá “tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực nghiên cứu”. Một trong số đó là công trình về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều do anh nghiên cứu với hai nhà khoa học P. K. Kovtun và A. O. Starinets. Khám phá này gây tiếng vang trong giới bác học.

Dù rất thành đạt ở nước ngoài, nhưng GS. Đàm Thanh Sơn luôn gắn bó với quê hương. Ông nhiều lần về nước tham dự hội nghị "Gặp gỡ Việt Nam" cùng với nhiều nhà vật lý nổi tiếng thế giới; tham gia ban giám khảo, ban tổ chức các cuộc thi Toán, vật lý quốc tế tại Việt Nam. Dù ở bất cứ đâu, ông cũng đều cố gắng dùng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ cho ngành vật lý Việt Nam, tạo điều kiện đưa nhiều sinh viên Việt Nam đến học tập ở Mỹ cũng như các nước có nền khoa học tiên tiến khác.