Hóc hạt nhãn, bé gái 2 tuổi ở Quảng Ngãi tử vong thương tâm

Bé gái 2 tuổi ở Quảng Ngãi không may nuốt phải hạt nhãn, người nhà thấy cháu bé khó thở, tím tái đã đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng bé không qua khỏi. 

Ngày 23/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 2 cho biết đã bàn giao thi thể bệnh nhi L.N.A (2 tuổi, trú xã Kon Braih, tỉnh Quảng Ngãi) cho người nhà tổ chức tang lễ. Bé A. tử vong do hóc dị vật là hạt nhãn ở đường thở.

Trước đó, bệnh nhi L.N.A được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 2 trong tình trạng nguy kịch, mất ý thức, ngưng thở, tím tái toàn thân.

Bé gái 2 tuổi bị hóc hạt nhãn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 2 nỗ lực cứu chữa nhưng bất thành/Ảnh NLĐ

Bé gái 2 tuổi bị hóc hạt nhãn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 2 nỗ lực cứu chữa nhưng bất thành/Ảnh NLĐ

Tại đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 2 đã nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhi đã tử vong.

Theo người nhà bệnh nhi, khi cháu L.N.A đang ăn quả nhãn thì bất ngờ bị hóc hạt. Thấy cháu khó thở, tím tái nên người nhà đã tức tốc đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng vẫn không kịp.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi 2 khuyến cáo trẻ từ 1-3 tuổi bị tai nạn hóc dị vật đường thở rất thường gặp. Các dị vật có thể là hạt trái cây, bánh kẹo cứng, đồ chơi... Khi gặp nạn, trẻ có dấu hiệu ho sặc, tím tái, không thở được, mất ý thức… Nếu không được xử lý đúng cách, nạn nhân có thể bị ngưng thở, ngưng tim chỉ sau ít phút.

Nếu phát hiện trẻ bị hóc, nếu không nhìn rõ dị vật trong miệng thì tuyệt đối không đưa tay móc họng vì có thể khiến dị vật chui sâu, tắc hoàn toàn đường thở.

Cách xử lý đúng với trẻ dưới 2 tuổi là đặt trẻ úp mặt xuống tay, đầu thấp hơn ngực, dùng lực vỗ mạnh 5 lần vào lưng giữa hai xương bả vai. Nếu không hiệu quả, lật ngửa trẻ và ấn ngực 5 lần.

Đối với những bé lớn hơn thì ôm ngang bụng từ phía sau, dùng tay ấn mạnh và nhanh vào vùng dưới xương ức để tống dị vật ra. Sau khi lấy dị vật, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ khuyến cáo các gia đình có con nhỏ cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ ăn thực phẩm có hạt hoặc kích thước lớn, tránh để trẻ vừa ăn vừa chơi, đồng thời trang bị kỹ năng sơ cứu dị vật đường thở cho người chăm sóc trẻ.

Trẻ nhỏ nên cẩn thận khi ăn nhãn - Ảnh minh họa/ Nguồn internet
Trẻ nhỏ nên cẩn thận khi ăn nhãn - Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Biểu hiện khi bị hóc hạt nhãn

Nếu hạt nhãn có kích thước quá to, hoặc trẻ nhỏ bị hóc hạt nhãn, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sau:

  • Bệnh nhân ho khan liên tục, tiết nước bọt nhiều.
  • Cảm thấy đau mỗi khi nuốt, nghẹn, khó thở.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu.
  • Gặp khó khăn khi ăn, uống, không thể ăn uống được.
  • Cảm thấy đau, tức ngực, khó thở, nóng rát vùng xương ức.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí, hình dáng, kích thước của hạt nhãn. Nếu hạt nhãn có kích thước quá lớn hoặc bị nứt, vỡ, tạo thành các cạnh sắc nhọn thì khi đi vào đường tiêu hóa sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như: Xuất huyết, tạo ổ áp xe, gây tổn thương hoặc rách động mạch xung quanh thực quản,...

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, hạt nhãn tồn tại quá lâu trong đường hô hấp có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp thậm chí là tử vong do ngạt.

Trẻ 17 tháng tuổi suy hô hấp, ngừng tim do hóc kẹo lạc

Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các dị vật lọt sâu vào hai bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Ngày 14/5, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, các bác sĩ đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi 17 tháng tuổi thường trú tại TP Hạ Long nguy kịch do dị vật lọt vào đường thở.

Theo lời kể gia đình, trong lúc được cho ăn kẹo lạc tại nhà trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng, trẻ li bì.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói về tin lan truyền "ho cứu đột quỵ"

Nghiệm pháp ho hoàn toàn có thể thực hiện được khi thấy mình không tỉnh táo, cảm nhận nhịp tim không đều hoặc trong các trường hợp bị hóc dị vật. Không cố ép người đang có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng phải ho.

Mấy ngày nay trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện về một biện pháp đơn giản nhưng tác dụng thần kỳ cứu sống bệnh nhân đó là "đứng lên và ho thật mạnh sẽ bắn bay được cục máu đông gây tắc nghẽn mạch".

Ăn xí muội, cụ ông 72 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Cụ ông 72 tuổi (Quận 7, TPHCM) nhập viện trong tình trạng nguy kịch do hóc dị vật đường hô hấp phức tạp khi ăn xí muội.

Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM) vừa thực hiện thành công ca gắp dị vật đường hô hấp phức tạp cho bệnh nhân P.C.S. (72 tuổi).