Đừng chờ đến khi con lớn mới dạy bơi

Biết bơi là kỹ năng sinh tồn quan trọng. Việc chọn đúng thời điểm, đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ học nhanh hơn, an toàn và không bị sợ nước.


Học bơi không chỉ là kỹ năng vận động, mà còn là kỹ năng sinh tồn thiết yếu giúp trẻ phòng tránh các tai nạn đuối nước đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ thời điểm lý tưởng để con bắt đầu học bơi.

Dạy quá sớm có thể khiến trẻ sợ nước, trong khi chờ quá lâu lại bỏ lỡ giai đoạn phát triển thể chất vàng của trẻ nhỏ. Độ tuổi học bơi phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển thể chất, tâm lý và khả năng tiếp thu của trẻ. Cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng để khởi đầu hành trình học bơi một cách an toàn, hiệu quả và tạo được sự hứng thú cho con.

z6826342938113-86f605d1a2c96f2a566fd2a0e286bd7e.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Vì sao trẻ cần học bơi sớm?

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao hàng đầu trong khu vực. Nguyên nhân chính đến từ việc trẻ thiếu kỹ năng bơi lội và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nạn dưới nước. Ngoài việc phòng chống đuối nước, học bơi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ:

Giúp trẻ tăng cường thể lực, phát triển hệ cơ xương khớp.

Cải thiện khả năng hô hấp và tim mạch.

Phát triển chiều cao tối ưu, đặc biệt nếu duy trì luyện tập lâu dài.

Rèn luyện khả năng tự lập, tự tin và khả năng kiểm soát cơ thể tốt hơn.

Trẻ nên học bơi từ khi nào?

Nhiều cha mẹ có xu hướng cho con học bơi từ rất sớm, thậm chí từ lúc bé còn dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, không phải cứ càng sớm càng tốt.

Từ 4 tuổi trở lên là thời điểm phù hợp nhất để trẻ học bơi chính thức: Theo Tổ chức Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ từ 4 tuổi có thể bắt đầu học các kỹ thuật bơi cơ bản một cách an toàn và hiệu quả. Ở độ tuổi này, trẻ đã đủ khả năng hiểu và làm theo chỉ dẫn của huấn luyện viên, phối hợp tốt các bộ phận cơ thể và nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của nước.

Trẻ từ 1–3 tuổi chỉ nên làm quen với nước: Một số lớp bơi cho bé hiện nay được thiết kế để trẻ dưới 3 tuổi làm quen với nước, tăng sự thích nghi và phản xạ. Tuy nhiên, đó không phải là học bơi đúng nghĩa. Mục tiêu chính là tạo cảm giác an toàn, vui vẻ, và không sợ nước, chứ không hướng tới việc dạy kỹ thuật bơi.

Không nên bắt đầu quá sớm vì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa có đủ sự phát triển về thần kinh và cơ thể để học bơi hiệu quả. Ngoài ra, nguy cơ viêm tai, cảm lạnh hay viêm đường hô hấp khi tiếp xúc nước nhiều cũng là điều cha mẹ cần cân nhắc.

Dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng học bơi

Không phải cứ đúng độ tuổi là trẻ có thể học bơi. Mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau, và việc học bơi sẽ thuận lợi hơn nếu con đã sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm lý. Dưới đây là một số dấu hiệu để cha mẹ nhận biết:

Trẻ có thể hiểu và làm theo những chỉ dẫn cơ bản.

Trẻ không quá hoảng sợ hay khó chịu khi tiếp xúc với nước.

Trẻ có khả năng giữ thăng bằng tốt, không có bệnh lý về tim phổi, hô hấp hay thần kinh vận động.

Trẻ thể hiện sự thích thú và hứng khởi khi được tham gia các hoạt động dưới nước.

Lưu ý khi cho con học bơi

Để trẻ học bơi hiệu quả và an toàn, cha mẹ cần chuẩn bị và đồng hành cùng con ngay từ những buổi học đầu tiên:

Chọn lớp học phù hợp: Ưu tiên các trung tâm bơi lội có huấn luyện viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm dạy trẻ em. Bể bơi cần đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ nước phù hợp (28–30 độ C), có phao an toàn, đội ngũ cứu hộ túc trực.

Không ép buộc khi con chưa sẵn sàng: Nếu trẻ tỏ ra sợ hãi, khó chịu, cha mẹ không nên ép buộc mà hãy kiên nhẫn giúp con làm quen dần. Áp lực quá mức có thể khiến con ám ảnh, từ chối học bơi lâu dài.

Trang bị đầy đủ: Trang phục bơi vừa vặn, kính bơi, mũ bơi và kem chống nắng nếu học ngoài trời là những thứ cần thiết. Ngoài ra, phao hỗ trợ cũng rất quan trọng với trẻ mới bắt đầu.

Luôn giám sát: Dù trẻ đã biết bơi, tuyệt đối không để trẻ một mình dưới nước. Trẻ em có thể mất kiểm soát hoặc gặp tình huống bất ngờ bất cứ lúc nào. Sự giám sát của người lớn là nguyên tắc bắt buộc.

Tạo tâm lý tích cực: Khuyến khích, động viên con bằng lời khen, phần thưởng nhỏ khi con tiến bộ. Tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn rất nhiều.

Học bơi không chỉ là phòng chống đuối nước

Nhiều nghiên cứu cho thấy học bơi giúp trẻ:

Cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung: Do cần phối hợp nhiều động tác và nhịp thở chính xác.

Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng: Nước có tác dụng thư giãn tự nhiên, giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Tăng cường giao tiếp xã hội: Khi tham gia lớp học bơi, trẻ được hòa nhập, chơi đùa và rèn luyện tinh thần đồng đội.

Ngoài ra, nếu trẻ yêu thích bơi lội, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ theo đuổi bơi như một môn thể thao lâu dài, tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất bền vững.

Việc cho trẻ học bơi không chỉ là đầu tư cho một môn thể thao, mà còn là trang bị một kỹ năng sống quan trọng giúp bảo vệ chính sự an toàn của con. Thời điểm tốt nhất để dạy trẻ học bơi thường là từ 4 tuổi, khi con đã sẵn sàng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Cha mẹ nên đồng hành, kiên nhẫn và khích lệ để con tiếp cận với nước một cách tự nhiên, vui vẻ, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn lên hàng đầu. Học bơi đúng lúc, đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin trước những thử thách trong cuộc sống.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước

Đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh. Bố mẹ, người thân hay thầy cô giáo cần tăng cường giám sát an toàn cho trẻ em, tạo điều kiện để các con được học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Mới đây, các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đuối nước (25/7) được tổ chức tại tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế, những địa phương được ghi nhận về việc phân bổ ngân sách hỗ trợ chương trình dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước.
Nang cao nhan thuc cua cong dong ve phong chong duoi nuoc
Hội thi tìm hiểu kỹ năng, kiến thức phòng chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: BTC
Từ năm 2021 đến nay, vào tháng 7, các sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước đã được tổ chức tại Hà Nội. Năm 2024, lần đầu tiên những hoạt động này diễn ra tại các địa phương như Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Với chủ đề năm nay là “Đuối nước - Khoảnh khắc sinh tồn”, các hoạt động hưởng ứng không chỉ là cơ hội ghi nhận những thành tựu phòng, chống đuối nước trẻ em tại địa phương mà còn thúc đẩy nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ đuối nước ở trẻ em, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho bố mẹ, người giám sát trẻ để giữ an toàn, bảo vệ sinh mạng cho con em mình.

Coi chừng nấm móng, nấm da khi bơi ở bể công cộng

Giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn bể bơi uy tín và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn tránh được phiền toái khó lường như nấm da, nấm móng.

Mùa hè nóng bức, nhiều người tìm đến bể bơi để giải nhiệt và rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước chung dễ khiến người bơi mắc bệnh da liễu như nấm da, nấm móng nếu không giữ vệ sinh cẩn thận.

Bể bơi công cộng là ổ vi nấm ẩn mình

Giải cứu bé trai bị kẹt tay trong ống thoát nước tại bể bơi

Trong lúc bơi, một cháu bé 8 tuổi ở phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ bị mắc kẹt tay vào một đường ống nhựa thoát nước trong bể bơi…

Ngày 13/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều tối 11/6, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại một bể bơi trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trong lúc bơi, một cháu bé 8 tuổi ở phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa bất ngờ bị mắc kẹt tay vào một đường ống nhựa thoát nước trong bể bơi…

505520827-1111680237659567-7507073411622044828-n.jpg
Lực lượng chức năng tổ chức giải cứu cháu bé.