Dạy con không phải chuyện của riêng mẹ

Trẻ cư xử sai, nhiều người vội trách mẹ. Nhưng nuôi dạy con chưa bao giờ là chuyện của riêng phụ nữ. Trẻ cần cả cha lẫn mẹ đồng hành để lớn lên đúng cách.

Lâu nay, xã hội có xu hướng gán mọi trách nhiệm giáo dục con cái cho người mẹ, trong khi việc hình thành nhân cách của một đứa trẻ là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm cả vai trò của người cha và môi trường sống xung quanh.

z6827692557925-b6d34db2f218863ca2312ccb27b92d49.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Con hư tại mẹ, một quan niệm đã ăn sâu trong tư duy của nhiều người, vô tình tạo áp lực lên phụ nữ và bỏ quên vai trò quan trọng của người cha trong quá trình nuôi dạy con. Trẻ em cần được nuôi dưỡng bằng tình yêu, sự nhất quán và đồng hành từ cả hai phía cha mẹ chứ không chỉ từ một người.

Đừng chỉ nhìn mẹ khi con sai

Một đứa trẻ không tự nhiên trở nên bướng bỉnh, ích kỷ hay vô lễ. Đằng sau những hành vi đó là cách mà người lớn đã tác động, dạy dỗ và làm gương cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ có hành vi chưa đúng, người ta thường chỉ trích người mẹ nuông chiều, không nghiêm, không biết dạy con… Dù có thể mẹ là người gần gũi con nhất, nhưng việc giáo dục con chưa bao giờ là chuyện của một người.

Người cha không thể đứng ngoài

Trong nhiều gia đình, người cha viện cớ bận rộn để giao toàn bộ trách nhiệm nuôi dạy con cho vợ. Họ xuất hiện trong vai trò “người ban thưởng” hoặc “người xử phạt cuối cùng”, còn mọi việc thường nhật từ bữa ăn, giấc ngủ đến những cơn giận dỗi, nổi loạn của con đều đổ lên vai người mẹ. Điều này khiến mẹ dễ trở nên quá tải, mệt mỏi, thậm chí rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.

Việc thiếu vắng sự tham gia tích cực từ người cha không chỉ khiến gánh nặng đặt lên người mẹ mà còn khiến trẻ thiếu một nửa tấm gương trong hành trình trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện và gắn bó của cha có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển cảm xúc, nhận thức và hành vi xã hội của trẻ.

Giáo dục con là trách nhiệm của cả hai

Việc nuôi dạy con cần có sự phối hợp, thống nhất và đồng hành giữa cha và mẹ. Trẻ sẽ phát triển hài hòa hơn khi được sống trong môi trường có sự chia sẻ, yêu thương và kỷ luật hợp lý từ cả hai người. Điều đó không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn hình thành nên những nguyên tắc, giá trị đúng đắn.

Bên cạnh đó, việc cha mẹ cùng nhau nuôi dạy con sẽ giúp cả hai hiểu con nhiều hơn, dễ thống nhất cách xử lý trong từng tình huống và hạn chế tối đa những “khoảng trống” trong việc giáo dục.

Đừng quên ảnh hưởng từ môi trường sống

Ngoài cha mẹ, trẻ còn chịu ảnh hưởng từ ông bà, thầy cô, bạn bè, truyền thông và môi trường xung quanh. Nếu một đứa trẻ có hành vi lệch lạc, chúng ta cần nhìn vào cả quá trình lớn lên của trẻ, từ mối quan hệ trong gia đình, những trải nghiệm ở trường lớp, cho đến nội dung mà trẻ tiếp cận hằng ngày trên mạng xã hội.

Thay vì đổ lỗi, hãy dành thời gian lắng nghe trẻ, tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau hành vi chưa đúng ấy. Trẻ em không cần những lời chỉ trích, chúng cần sự hướng dẫn và đồng hành.

Dạy con trưởng thành từ những lời từ chối đúng lúc

Nói “không” với con không dễ, nhưng là điều cần thiết. Đó không phải sự từ chối yêu thương, mà là cách cha mẹ giúp con ứng xử đúng mực với cuộc sống.

Làm cha mẹ, ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng liệu việc đáp ứng mọi yêu cầu, chiều theo mọi ý thích của trẻ có thực sự là yêu thương? Trên hành trình làm cha mẹ, học cách nói không với con không chỉ là cách thiết lập giới hạn lành mạnh mà còn là một phần quan trọng trong việc dạy con nên người.

11.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Chiều con có chừng mực, bí quyết dung hòa giữa cha - mẹ

Nhiều gia đình bất đồng vì một người quá nuông chiều con, khiến việc dạy dỗ trở nên khó thống nhất. Làm sao để con không ỷ lại mà tình cảm gia đình vẫn êm ấm?

Không ít cặp vợ chồng đau đầu vì mâu thuẫn trong cách dạy con. Một bên thì nghiêm khắc, muốn con tự lập, biết điều; một bên lại nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Sự khác biệt này nếu không được dung hòa sẽ dễ gây rạn nứt tình cảm vợ chồng và ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của trẻ.

Nuôi con đã khó, giữ vững quan điểm chung giữa cha và mẹ còn khó hơn. Khi bạn đời nuông chiều con quá mức, điều quan trọng là phải ứng xử khéo léo, tránh xung đột, để con vừa nhận đủ yêu thương, vừa được dạy dỗ đúng cách.

Cha mẹ nên làm gì để con có mùa trại hè an toàn, bổ ích?

Chọn chương trình uy tín, dạy con kỹ năng tự bảo vệ đến chuẩn bị hành lý phù hợp… đều là những điều cha mẹ không nên bỏ qua khi cho con tham gia trại hè.

Mùa hè là thời điểm nhiều phụ huynh lựa chọn cho con tham gia các trại hè để rèn luyện kỹ năng, tăng trải nghiệm và tự lập. Tuy nhiên, để con có kỳ trại hè an toàn và bổ ích, cha mẹ không nên phó mặc hoàn toàn cho ban tổ chức.

Việc chuẩn bị chu đáo từ tinh thần, hành trang đến kỹ năng tự bảo vệ sẽ giúp trẻ thích nghi tốt hơn trong môi trường tập thể, đồng thời giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.