Giữa bão Wipha cảnh sát giao thông đưa sản phụ đi sinh an toàn

Trong thời điểm mưa gió nguy hiểm, gia đình không thể gọi được xe taxi đưa sản phụ đi đẻ nên đã nhờ đội cảnh sát giao thông.

Một bé gái khỏe mạnh nặng 3 kg đã chào đời lúc 4h30 sáng trong niềm vui vỡ òa của gia đình, khép lại một hành trình cấp cứu sinh tử đầy cảm động giữa đêm bão.

Trước đó, vào khoảng 2h45 sáng ngày 22/7/2025, khi bão Wipha (bão số 3) đang ảnh hưởng mạnh đến khu vực Cửa Ông, Quảng Ninh, Tổ công tác số 16 - Đội CSGT Đường bộ số 2 - Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh làm nhiệm vụ cấm phương tiện lưu thông qua cầu Vân Đồn 1 nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Trong thời điểm mưa gió nguy hiểm, anh Vũ Văn Lợi (SN 1991, trú tại tổ 87, khu 8, phường Cửa Ông) đã đến vị trí tổ công tác đang thực hiện nhiệm vụ trình bày, vợ anh - chị Lý Thị Kiều (SN 1996) đang chuyển dạ sắp sinh, gia đình đã gọi taxi hơn 1 giờ đồng hồ nhưng không được, nên ra nhờ Tổ công tác đưa đi viện cấp cứu.

ma-con-5213.jpg
Nhờ cảnh sát giao thông đưa đi bệnh viện kịp thời, sản phụ đã sinh mẹ tròn, con vuông - Ảnh BVCC

Ngay lập tức, Tổ công tác đã sử dụng xe ô tô tuần tra đến nhà anh Lợi để đưa sản phụ đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả kịp thời.

Tại bệnh viện, sản phụ được kíp bác sĩ phòng cấp cứu, bác sĩ sản khoa cấp cứu, sinh thường, vượt cạn an toàn, mẹ tròn con vuông. Một bé gái khỏe mạnh nặng 3 kg đã chào đời lúc 4h30 sáng trong niềm vui vỡ òa của gia đình, khép lại một hành trình cấp cứu sinh tử đầy cảm động giữa đêm bão.

me-con-1.jpg
Niềm vui của gia đình khi bé được sinh ra an toàn trong mưa bão - Ảnh BVCC

Hành động đẹp ấy lan toả hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân – bạn của dân, chỗ dựa của dân, niềm tin của Nhân dân. Các đồng chí xứng đáng là điểm tựa bình yên trên mỗi cung đường của Tổ quốc.

Các y bác sĩ trực đã làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, tận tụy vì người bệnh.

Một hành trình sinh nở không thể nào quên - khi tình quân dân gắn kết vượt qua mọi thử thách thời tiết, địa hình và thời gian.

Các số điện thoại khẩn cấp ở Việt Nam bạn cần biết bao gồm: 113 (Công an), 114 (Cứu hỏa), 115 (Cấp cứu y tế), 112 (tìm kiếm cứu nạn).

Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ số 111 là tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.

Tất cả các cuộc gọi đến các số điện thoại khẩn cấp này đều miễn phí và có thể gọi từ bất kỳ điện thoại nào, kể cả khi không có SIM hoặc hết tiền.

Cứu hai ca chửa ngoài tử cung sốc mất máu trong mưa bão Wipha

Mỗi giây phút chậm trễ đều có thể cướp đi sinh mạng người bệnh. Cơn bão đến, nhưng không thể làm chùn bước tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ.

Khi cơn bão số 3 (Wipha) đang dồn dập áp sát đất liền, mang theo mưa lớn, gió giật mạnh và những mối lo thường trực về an toàn người dân, thì tại Trung tâm Y tế Quảng Yên, một cuộc “chiến đấu kép” đầy căng thẳng, liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ, sốc mất máu nặng, buộc phải phẫu thuật cấp cứu ngay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ trong vòng 24 giờ, Khoa Chăm sóc sản khoa sơ sinh & Phụ sản của Trung tâm đã tiếp nhận hai trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, tụt huyết áp, mạch nhanh, dấu hiệu mất máu cấp...

Khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão Wipha đổ bộ

Lũ và ngập lụt gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản. Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh để hạn chế thiệt hại khi bão Wipha đổ bộ.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đưa ra các khuyến cáo kỹ năng an toàn khi bão Wipha (bão số 3) đổ bộ.

Theo dự báo, khoảng 10h - 14h hôm nay (22/7), bão số 3 sẽ đi vào đất liền. Đề nghị người dân tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Trực đêm chống bão WIPHA, cứu ca sốc mất máu cấp nguy kịch

Giữa đêm trực phòng chống bão WIPHA, các bác sĩ đã phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để cứu sống bệnh nhân sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.

Sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa thấp

Trong đêm trực đầu tiên triển khai phương án phòng chống bão số 3 - bão Wipha, khi toàn hệ thống đang căng mình ứng trực, tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh), một trận chiến sinh tử cũng âm thầm diễn ra: Cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch - sốc mất máu cấp do chảy máu túi thừa đại tràng.