Đi hiến tinh trùng, nam thanh niên "chết đứng" khi biết điều này

Sau khi làm xong thủ tục đăng ký tự nguyện hiến tinh trùng, M. được hướng dẫn tự lấy tinh trùng. Nhưng kết quả xét nghiệm khiến nam sinh chết điếng, toàn bộ mẫu tinh dịch không có con tinh trùng nào.
 

N.V.M. 21 tuổi, nam sinh ở Hà Nội cùng một người bạn đang học trong một trường y. Nghe bạn nói về hiến tinh trùng và rủ M. đi hiến, ban đầu M. ngại ngùng nhưng được giới thiệu hiến tinh trùng cũng có thể kiểm tra sức khỏe sinh sản, M. đồng ý đến 1 ngân hàng tinh trùng để hiến.
Sau khi làm các bước kiểm tra xét nghiệm đều ổn. M. được hướng dẫn vào phòng lấy tình trùng để làm thêm bước xét nghiệm chất lượng tinh trùng.
Sau 5 phút vào phòng cùng với bảng hướng dẫn trong phòng, M. cũng tự mình lấy ra được 1 ít tinh dịch. Gửi lại mẫu tinh dịch, M được hẹn sẽ trả kết quả sau. Nếu tinh trùng tốt thì ba ngày sau M. quay lại hiến tinh trùng.
Tuy nhiên, ngày hôm sau. M. nhận được tin nhắn thông báo vào gặp bác sĩ nam học. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của M. không có tinh trùng như cậu nghĩ. Toàn bộ ống tinh trùng đặt lên bàn để soi tinh dịch đồ không có 1 con tinh trùng nào. Bác sĩ khuyên M. nên làm các biện pháp chuyên sâu để xác định vì sao không có tinh trùng trong tinh dịch.
M. hốt hoảng, lo lắng. Gia đình M. chỉ có 2 chị em. Chị gái đã lấy chồng. Nếu bố mẹ ở quê biết cậu con trai duy nhất lại không có “con giống” để nối dõi tông đường thì họ sẽ rất sốc. Bạn gái của M. cũng là con một. Hai người yêu từ ngày học xong cấp 3. M. sợ bạn gái sẽ chia tay nếu biết cậu không có khả năng làm bố.
Di hien tinh trung, nam thanh nien
Ảnh minh họa.
Vũ Ngọc C. 31 tuổi, đến khám hiếm muộn vì kết hôn 2 năm chưa có con. C. cho biết vợ chồng cậu hoàn toàn khoẻ mạnh, sinh hoạt điều độ nhưng chờ đợi mãi không có con. Kết quả tinh dịch đồ của anh C. cũng không có tinh trùng nào. Các bác sĩ đã phải sinh thiết mào tinh để truy tìm con giống cho anh. Thật may mắn, trong lần đầu thực hiện phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh, bác sĩ cũng gắp được khoảng 100 tinh trùng, dù trong số đó nhiều tinh trùng chất lượng không đảm bảo song bác sĩ cũng lọc được 5 tinh trùng khoẻ mạnh nhất để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo ThS. BS Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tình trạng không tinh trùng chiếm 18- 20% trong vô sinh nam. Triệu chứng không có, bệnh nhân rất khó phát hiện nếu không xét nghiệm, phân tích tinh dịch. Trên lâm sàng các bác sĩ gặp nhiều nam giới hình thức ưa nhìn, tình dục vẫn tốt, trí tuệ phát triển nhưng tinh dịch lại không có tinh trùng. Và chỉ có phân tích tinh dịch mới xác định có tinh trùng hay không.
Quá trình sinh tinh vẫn có thể diễn ra bình thường, các giá trị FSH và testosteron trong giới hạn bình thường. Vị trí tắc nghẽn có thể ở mào tinh, ống dẫn tinh hay ống phóng tinh do nhiễm trùng hoặc bất sản hai ống dẫn tinh.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể do có bất thường trong quá trình sinh tinh, do các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng clinefelter (47-XXY) hay bất thường di truyền. Khoảng 30% trường hợp không có tinh trùng hay tinh trùng ít yếu dị dạng nặng là do bất thường về gen, hoặc mất đoạn gen của nhánh dài trên nhiễm sắc thể Y.
Không tinh trùng cũng có thể mắc phải sau khi bệnh nhân điều trị ung thư, quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn.
Ngoài ra, rối loạn hoạt động của đường dẫn tinh cũng là một trong những nguyên nhân không có tinh trùng, thường gặp nhất là xuất tinh ngược dòng (chiếm khoảng 3% nguyên nhân vô sinh).
Theo BS Mai hiện nay các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả giúp nam giới có con. Tại BV Phụ sản Hà Nội tỷ lệ có thai của bệnh nhân hiếm muộn tới 72%.

Đàn ông Mỹ đổ xô đi gửi tinh trùng vì sợ COVID-19

Không chỉ lo nhiễm bệnh, đàn ông Mỹ còn sợ đại dịch sẽ hủy hoại khả năng di truyền của họ nên đổ xô đi đông lạnh tinh trùng.

Dù không được coi là dịch vụ thiết yếu, đông lạnh tinh trùng vẫn đắt khách trong mùa dịch COVID-19 tại Mỹ. Từ nhà, người dân có thể liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ như CryoChoice hay Dadi để nhận bộ dụng cụ đặc biệt. Sau khi sử dụng xong, họ gửi lại bộ dụng cụ kèm mẫu tinh trùng tới công ty để kiểm tra và trữ lạnh cho đến khi có nhu cầu sử dụng.

Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nCoV ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nhiều đàn ông muốn có con vẫn đề phòng sẵn. CryoChoice cho biết doanh thu của họ đã tăng 20% và hầu hết khách hàng bày tỏ nỗi lo lắng về virus.

Quý ông gốc Việt bị điều tra vì hiến tinh trùng: “Con giống” cho nhiều... lâm trận có khoẻ?

(Kiến Thức) - Ông Alan Phan, một người đàn ông gốc Việt 40 tuổi, đang bị điều tra ở Úc vì hiến tinh trùng quá nhiệt tình và làm cha đến 23 lần trong 1 năm. Nhiều người thắc mắc liệu cho nhiều "con giống"... có ảnh hưởng tới khả năng sinh lý.

Cụ thể, Alan Phan đã bí mật hiến tinh trùng cho những người mong muốn có con đồng thời đăng ký hiến tặng tại những phòng khám hiếm muộn. Ông này đang bị Cơ quan Hỗ trợ sinh sản bang Victoria (VARTA) điều tra.
Quy ong goc Viet bi dieu tra vi hien tinh trung: “Con giong” cho nhieu... lam tran co khoe?
Ông Alan Phan. Ảnh: Facebook. 

Nhiều phòng khám báo với cơ quan chức năng rằng ông Phan đã tự ý hiến tinh trùng qua các kênh không chính thức và có thể có nhiều con hơn con số được phép. Theo luật của bang Victoria, một người đàn ông chỉ có thể tạo ra 10 "gia đình", bao gồm cả con riêng của người đó.

Ông Phan chia sẻ rằng ông cảm thấy rất khó để từ chối những người phụ nữ mong muốn có con và từng hiến cho 3 người chỉ trong 1 ngày. "Ban đầu, tôi chỉ định hiến 9 lần. Sau đó, tôi nhận được tin nhắn từ một người phụ nữ thông báo việc hiến tặng đã thành công và trở thành lần thứ 10. Tôi nghĩ: 'Dù sao thì cũng đã vượt quá giới hạn rồi, tôi sẽ giúp thêm một số người nữa' và nó cứ tiếp diễn", ông Phan chia sẻ. Được biết, ông đã có gia đình riêng với 2 đứa con.

Mời độc giả theo dõi video "Xâm hại tình dục trẻ em –Tội ác cần nghiêm trị". Nguồn: ANTV.

Theo chia sẻ của BsCkII Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: “Hiến tặng tinh trùng là một việc làm cao đẹp và có ý nghĩa nhân văn, giúp nhân nòi giống của xã hội cũng như đem lại niềm vui cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, không có khả năng sinh sản”.

Quy ong goc Viet bi dieu tra vi hien tinh trung: “Con giong” cho nhieu... lam tran co khoe?-Hinh-2
Bản thân người đàn ông một tháng có thể hiến tặng tinh trùng không chỉ một lần mà vẫn đảm bảo sức khỏe cũng như nhu cầu sinh lý. 

Bổ sung canxi quá số này, trẻ gặp di chứng ảnh hưởng não bộ

(Kiến Thức) - Bổ sung canxi cho trẻ nhỏ không phải càng nhiều càng tốt, nếu vượt qua những con số này, coi chừng di chứng sẽ ập tới, lúc đó hối không kịp. 

Bạn đã bao giờ uống viên canxi khi còn nhỏ chưa? Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng trẻ cần liên tục bổ sung canxi để con mình cao lớn thế nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế, có rất nhiều hiểu lầm về việc bổ sung canxi, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.