Đầu sói còn nguyên bộ não 4000 năm tuổi khiến chuyên gia sững sờ

Nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Albert Protopopov, cho biết: “Đây là một khám phá độc đáo về phần còn lại của một con sói Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản."

Các nhà khoa học mô tả hài cốt là một “phát hiện độc đáo về phần còn lại đầu tiên của một con sói Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản”.
Dau soi con nguyen bo nao 4000 nam tuoi khien chuyen gia sung so
Đầu sói 4.000 năm tuổi. Ảnh: The Siberian Times 
Cái đầu con sói - được cho là chiến lợi phẩm của một thợ săn thời kỳ cổ đại - do Pavel Efimov, một người dân địa phương, tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu bên sông Tykhkhakhakh, Siberia.
Phát hiện đáng kinh ngạc của ông Pavel đã được tiết lộ tại một triển lãm ở Tokyo về hài cốt của những con thú đông lạnh, bao gồm cả voi ma mút rậm lông. Chiếc đầu con sói được trưng bày cùng một con sư tử tên Spartak từng sống trong hang động thời kỷ băng hà.
Con sói, với bộ lông dày giống voi ma mút và những chiếc răng nanh ấn tượng, dường như có kích thước lớn hơn những con sói Siberia ngày nay. Cái đầu của con sói này dài hơn 40 cm, bằng một nửa kích thước của một con sói sống ở Siberia.
Nhà khoa học người Nga, Tiến sĩ Albert Protopopov, cho biết: “Đây là một khám phá độc đáo về phần còn lại của một con sói Pleistocene đã trưởng thành hoàn toàn với mô được bảo quản. Chúng tôi sẽ so sánh nó với những con sói thời hiện đại để hiểu loài này đã phát triển như thế nào và tái tạo lại diện mạo của nó”.
Các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển cũng sẽ kiểm tra DNA của kẻ săn mồi Pleistocene.
Naoki Suzuki, giáo sư về cổ sinh vật học và y học tại Đại học Y Jikei ở Tokyo, cho biết: “Cơ bắp, các cơ quan và bộ não của chúng đang trong tình trạng tốt. Chúng tôi muốn đánh giá khả năng vật lý và hệ sinh thái của chúng bằng cách so sánh chúng với những con sư tử và sói ngày nay”.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại

Soi động vật ngụy trang tài như “phù thủy” trong tự nhiên

Tài ngụy trang khéo léo khiến những loài động vật này có thể "tàng hình" trong tự nhiên để săn mồi và tránh kẻ thù.

Soi dong vat nguy trang tai nhu “phu thuy” trong tu nhien
Chim thiên đường thuộc họ Paradisaeidae. Những con đực của loài động vật này được biết đến với bộ lông lộng lẫy tuyệt đẹp và điệu nhảy mê hoặc để tán tỉnh những con chim cái.

Loài rệp đã 100 triệu năm tuổi, nghi từng hút máu khủng long

Loài rệp thực tế đã tồn tại trên Trái đất suốt 100 triệu năm qua, lâu hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Từ lâu, các nhà khoa học tin rằng loài vật đầu tiên bị rệp sống ký sinh và hút máu là một loài dơi sống cách đây 50 triệu năm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Current Biology thì loài rệp đã tồn tại từ khoảng 100 triệu năm trước, tức gấp đôi so với hiểu biết trước đây của chúng ta.

Sự thật kinh hoàng về khủng hoảng đại dương

Dụng cụ câu cá bị vứt bừa bãi, túi nilong và các vật dụng khác tích tụ thành từng mảng lớn trên khắp đại dương... là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển. Dưới đây là các sự thật đáng kinh ngạc về những gì mà đại dương đang phải đối mặt.

Su that kinh hoang ve khung hoang dai duong
Khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ xuống biển mỗi ngày, tương đương với trọng lượng của 90 tàu sân bay.