Xiên vịt nướng đâm xuyên cổ người đàn ông gây đứt động mạch

Khi sơ cứu và cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, đặc biệt các mạch máu lớn, tuyệt đối không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu.

Ngày 11/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam cho biết, vừa cứu sống thành công một bệnh nhân nam bị xiên vịt nướng xuyên thẳng vào khối cơ vùng vai bên phải có độ sâu 10cm, xuyên vùng cổ đi từ vùng cơ ức đòn chũm bên trái xuyên sâu vào tổ chức phần mềm đến tận hố thượng đòn bên phải.

Theo đó, vào 2h12 ngày 10/7/2025, T.Đ.H. (phường Phù Vân, tỉnh Ninh Bình) được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam trong tình trạng đau, khó thở nhẹ, không vận động được do dị vật cắm sâu vào trong cổ.

Bệnh viện thực hiện quy trình báo động đỏ toàn viện, phối hợp cấp cứu khẩn cấp và di chuyển bệnh nhân vào phòng mổ. BSCKII Trần Đình Lợi, trực lãnh đạo bệnh viện, BSCKII Chu Anh Tuấn, Trưởng khoa Chấn thương, BSCKI Đỗ Thu Hằng, Phó khoa Gây mê Hồi sức, ThS.BS Hà Đắc Lâm, Khoa Ngoại tổng hợp đã thực hiện hội chẩn tìm ra phương án nhanh nhất, tối ưu thời gian cứu sống bệnh nhân.

xien-vit-nuong-1.jpg
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

ThS.BS Hà Đắc Lâm, Khoa Ngoại Tổng hợp – người trực tiếp tiến hành ca mổ cho biết: Sau khi rút dị vật ra, máu chảy nhiều ở hố thượng đòn bên phải, các bác sĩ đã quyết định phẫu tích bộc lộ mạch máu vị trí tổn thương tiến hành khâu cầm máu.

Sau đó, ê-kíp tiến hành phẫu tích dọc theo vị trí của dị vật đâm thấy tổn thương đứt động mạch giáp dưới bên trái, thực hiện kiểm soát hết tổn thương vùng cổ, khâu phục hồi theo cấu trúc giải phẫu vùng cổ và vùng vai bên phải. Sau hơn 2 giờ đồng hồ phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, thoát khỏi cửa tử.

xien-vit-nuong.jpg
Phẫu thuật lấy dị vật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

ThS.BS Hà Đắc Lâm khuyến cáo, khi sơ cứu và cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, đặc biệt là nghi ngờ đâm vào các mạch máu lớn, tuyệt đối không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu.

Trong các trường hợp chấn thương mạch máu, dị vật có tác dụng như một nút cầm máu tạm. Nếu vội vã rút ra, bệnh nhân có thể chết vì chảy máu ồ ạt.

Ngoài ra, rút dị vật còn làm cho tổn thương mạch máu, thần kinh thêm trầm trọng, tạo khó khăn cho bác sĩ khi xử trí tổn thương. Rút dị vật chỉ được thực hiện trong phòng mổ bởi phẫu thuật viên.

Khi sơ cứu, cấp cứu, người thực hiện cần băng cố định dị vật, bằng băng thun, vải. Cách này nhằm không cho vật nhọn xê dịch làm tổn thương nặng nề hơn, tránh chảy máu nhiều và giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Cấp cứu kịp thời cho nam giới bị dị vật kim loại đâm vào mắt

Người đàn ông ở Hải Phòng đứng trước nguy cơ mất thị lực hoàn toàn khi dị vật kim loại cắm xuyên qua hốc mắt đã được các bác sĩ xử lý thành công.

Mới đây, khoa Mắt – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) tiếp nhận và xử trí cấp cứu một trường hợp người bệnh nam bị chấn thương phức tạp vùng mắt do dị vật kim loại đâm xuyên qua vùng hốc mắt trên.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều vùng mắt trái, có dị vật kim loại lớn đâm xuyên qua vùng mắt trái, sưng nề, nguy cơ tổn thương sâu đến cấu trúc nhãn cầu, nguy cơ mất thị lực hoàn toàn.

Hốt hoảng lấy kim băng trong miệng trẻ khiến dị vật tụt sâu

Khi nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật, tuyệt đối không nên tìm cách móc lấy dị vật, bởi dễ đẩy vào sâu hơn hoặc làm trầy xước vùng hầu họng...

Kim băng đâm vào thực quản do xử lý sai

Ngày 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, tuần qua, Khoa Tiêu hóa đã tiếp nhận trường hợp bé P.P.K. (12 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy hiểm do nuốt một cây kim băng.

Người đàn ông bị dị vật kim loại lớn đâm xuyên vùng hốc mắt

Các bác sĩ đã loại bỏ dị vật sắc nhọn, đồng thời xử trí triệt để tổn thương phần mềm quanh hốc mắt, bảo tồn tối đa cấu trúc, chức năng nhãn cầu cho bệnh nhân.

Cuộc đua với bóng tối, kịp thời giành lại ánh sáng

Ngày 1/7, Khoa Mắt, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) cho biết, các bác sĩ đã tiếp nhận và xử trí cấp cứu một trường hợp người bệnh nam bị chấn thương phức tạp vùng mắt do dị vật kim loại đâm xuyên qua vùng hốc mắt trên.