Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung của thuốc Concerta

Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) thông báo khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta (Methylphenidat hydroclorid 36mg) do nhu cầu toàn cầu tăng lên.

Theo đó, ngày 10/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành văn bản số 1964/QLD-KD về việc đảm bảo cung ứng thuốc chứa hoạt chất Methylphenidat HCl.

Cục Quản lý Dược cho biết, đã nhận được văn thư số VN-LTR-CQ-004-2025-IM đề ngày 09/6/2025 của Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) về việc thông báo khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta (Methylphenidat hydroclorid 36mg) tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) thông báo về khả năng thiếu tạm thời thuốc Concerta (Methylphenidat hydroclorid 36mg, 001112785724) dự kiến từ tháng 6-9/2025 do nhu cầu trên toàn cầu tăng lên vì một số yếu tố kết hợp như việc phê duyệt chỉ định mới, hạn chế về sản xuất liên quan đến nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất và phân bổ. Hiện, nhà sản xuất đang thực hiện nâng cao năng lực sản xuất, nỗ lực đáp ứng nhu cầu thuốc của thị trường.

Đối với thuốc có chứa hoạt chất Methylphenidat hydroclorid, theo dữ liệu tra cứu tại trang https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index, hiện tại có 6 thuốc chứa hoạt chất này đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực.

Để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) phối hợp với nhà sản xuất tăng cường hoạt động sản xuất để đảm bảo nguồn cung của thuốc Concerta, xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu điều trị bệnh.

3.jpg
Ảnh minh họa/Internet

Cục yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc trên địa bàn liên hệ với các cơ sở sản xuất thuốc có chứa hoạt chất Methylphenidat hydroclorid để tìm thuốc thay thế, có kế hoạch cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị;

Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn chủ động liên hệ kịp thời với các đơn vị nhập khẩu, cung ứng để ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm (bao gồm cả các biện pháp chủ động thay thế thuốc khi nguồn cung hiện tại bị thiếu hụt) nhằm đảm bảo kịp thời có đủ thuốc cho nhu cầu điều trị.

Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chủ động liên hệ kịp thời với các đơn vị nhập khẩu, cung ứng để ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm (bao gồm cả các biện pháp chủ động thay thế thuốc khi nguồn cung hiện tại bị thiếu hụt) nhằm đảm bảo kịp thời có đủ thuốc cho nhu cầu điều trị. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Cục Quản lý Dược để được giải quyết theo quy định.

Methylphenidate là một chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Chất này ảnh hưởng đến các chất hóa học ở trong não bộ và dây thần kinh, góp phần vào sự hiếu động thái quá và giúp kiểm soát xung lực.

Thuốc chứa hoạt chất methylphenidate được dùng để điều trị chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng ngủ rũ.

Thuốc, thực phẩm chức năng vứt bỏ tràn lan... rất nguy hại

ThS.DS Lê Quốc Thịnh cho biết, thuốc, thực phẩm chức năng khi không đảm bảo chất lượng, hết hạn, hư hỏng... cần tiêu hủy theo đúng quy trình.

Gần đây rất nhiều địa phương phát hiện thuốc, thực phẩm chức năng số lượng lớn được đổ ra bãi rác. Đặc biệt, ngày 10/6, lực lượng chức năng phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phát hiện hàng trăm vỏ chai thủy tinh, nhiều vỉ thuốc còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng bị vứt lẫn trong đống xà bần và rác thải sinh hoạt tại khu đất trống ven đường Xuân Thiều 21 - khu vực vốn là “điểm đen” về xả thải tự phát.

Đáng chú ý, các vỉ thuốc được xác định là Cetecocenzitax 25mg – loại thuốc kê đơn điều trị rối loạn tiền đình, có hạn sử dụng đến tháng 8/2026.

Hiểu lầm tai hại về hạn sử dụng thuốc, cần biết để tránh

Hạn sử dụng thuốc là số in trên bao bì, chỉ dẫn khoa học để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm y tế.

Không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của hạn sử dụng thuốc, dẫn đến nhiều hiểu lầm nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Việc hiểu đúng về hạn sử dụng không chỉ giúp người tiêu dùng sử dụng thuốc an toàn mà còn góp phần hạn chế tình trạng lãng phí và tăng hiệu quả điều trị.

Hạn sử dụng thuốc là gì?

Tự ý tiêm thuốc, coi chừng biến chứng nghiêm trọng

Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp áp xe nặng do tiêm thuốc tại cơ sở y tế tư nhân không đảm bảo vô khuẩn.

Theo báo Quảng Ninh, bệnh nhân L.T.Đ (thôn 4, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau nhức dữ dội, vùng mông trái sưng to. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị áp xe kích thước 15x15cm, chứa 500ml mủ đặc lẫn máu. Nguyên nhân được xác định là do tiêm corticoid tại một cơ sở y tế tư nhân không đảm bảo điều kiện vô khuẩn.
Điều đáng lo ngại, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu nhưng không kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm, khiến nguy cơ biến chứng càng cao. Ngay khi tiếp nhận, ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành rạch dẫn lưu mủ, làm sạch ổ áp xe, đặt dẫn lưu để xử lý tổn thương.