Câu chuyện chiến thắng ung thư buồng trứng của cô gái 17 tuổi

Cũng như nhiều phụ nữ khác, những dấu hiệu tưởng như vô hại của căn bệnh ung thư không làm cô mảy may quan tâm.

Caly Bevier, 17 tuổi, có một khối u đang lớn dần lên hàng ngày trong bụng mình, nhưng cô chẳng hề biết gì.
Cau chuyen chien thang ung thu buong trung cua co gai 17 tuoi
Caly Bevier. 
Cho đến một hôm, sau khi quay về nhà từ kỳ nghỉ cùng cả gia đình, mọi người chợt nhận thấy bụng cô đã to ra, và mọi người vội đưa cô đến gặp bác sĩ vì nghi ngờ cô có thai.
Tuy nhiên, thật không ngờ bác sĩ lại thông báo cô bị ung thư buồng trứng.
Tất cả mọi người đều bàng hoàng và cảm thấy cuộc đời thật tàn nhẫn. Bevier là đội trưởng đội cổ vũ ở trường, cô mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Vậy là ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời, Bevier mang trong người một khối u nặng hơn 2kg cùng căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3.
Cau chuyen chien thang ung thu buong trung cua co gai 17 tuoi-Hinh-2
 
Nhưng Bevier cũng là một cô gái may mắn. Sau 3 tháng làm hóa trị, khối u đã hết mà không cần phải cắt buồng trứng. Cô vẫn có thể có con.
Cha của cô cũng hết sức vui mừng và hạnh phúc khi được nói rằng “con gái tôi đã chiến thắng ung thư
Bevier nói rằng trong khoảng thời gian đen tối đó, cô liên tục phải nhắc nhở bản thân hãy luôn suy nghĩ tích cực. Cô kể lại rằng: “Tôi biết là mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Khi ai đó phải trải qua khó khăn, họ sẽ nhận ra những điều nhỏ bé hóa ra lại quan trọng biết nhường nào. Và kể từ sau những ngày tháng đó, tôi đã thay đổi”.
Bevier hiện đang có một dự án với hy vọng giúp đỡ mọi người nhận thức được các dấu hiệu của ung thư buồng trứng, bởi vì Bevier đã có khối u ác tính trong người được cả 1 năm mà không hề biết gì. Có những dấu hiệu tưởng chẳng là gì nhưng thực ra lại đang báo trước cho chúng ta biết một hiểm họa chết người.
Bác sĩ điều trị cho Bevier cũng nói rằng dạng ung thư như Bevier mắc phải là rất hiếm, và những dấu hiệu ủ bệnh cũng không hề rõ ràng. Chỉ khi khối u phát triển quá lớn và người bệnh cảm thấy đau đớn, họ mới đi đến bác sĩ.
Bevier quyết định sẽ phát triển sự nghiệp trong ngành giải trí và âm nhạc, cô hy vọng thông qua cách này, cô có thể giúp mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thêm hy vọng và động lực để chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Bệnh viên ĐK Khánh Hòa nối thành công bàn tay đứt lìa

Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa (Nha Trang) đã nối thành công bàn tay đứt lìa khỏi cổ tay phải của một bệnh nhân nam 36 tuổi.

Sáng ngày 10/6, bác sĩ Phan Hữu Chính, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cho biết: Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và bỏng của bệnh viện này vừa nối thành công bàn tay đứt lìa của một bệnh nhân.

Benh vien DK Khanh Hoa noi thanh cong ban tay dut lia
 Bệnh nhân 36 tuổi sau khi được nối bàn tay đứt lìa.

Bệnh nhân là anh N.H, 36 tuổi, ở phường Vĩnh Hải, TP.Nha Trang (Khánh Hòa), được cấp cứu đưa vào khoa ngày 8-6 trong tình trạng bàn tay bị đứt lìa khỏi cổ tay phải do ẩu đả.

Benh vien DK Khanh Hoa noi thanh cong ban tay dut lia-Hinh-2
 Phim chụp đoạn xương không có bàn tay phải.

Kíp mổ do bác sĩ Lê Minh Hoan, Trưởng khoa, mổ chính, cùng lúc sau nhiều giờ các bác sĩ phải nối xương, gân, cơ, dây thần kinh và các vi mạch…Đến thời điểm này các bác sĩ nhận định, cơ bản bàn tay phải đã được nối thành công, ngón tay đã cử động nhẹ, thấy rõ màu hồng và nhiệt độ bàn tay ấm dần lên. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ còn phải được theo dõi, điều trị tích cực nhiều ngày sau nữa.

Benh vien DK Khanh Hoa noi thanh cong ban tay dut lia-Hinh-3
 Khối u kích thước 8 x10 cm được bóc tách ra khỏi đùi bệnh nhân.

Cùng thời điểm, với sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa đến từ TP.HCM, Khoa đã mổ bóc tách khôi u tế bào thần kinh, nằm sau đùi trái, sát thần kinh tọa của một nữ bệnh nhân Ngô Thị Thanh Thủy, 58 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa. Khối u khá lớn, có kích thước 8 x 10 cm. Nhưng sau khi được bóc tách ra khỏi đùi, hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, huyết động ổn định, vết mổ thấm băng ít, các ngón chân cử động bình thường, không tê…

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thanh quản tại Việt Nam

Tỷ lệ đàn ông bị ung thư thanh quản nhiều gấp đôi phụ nữ. Bệnh bắt đầu gặp ở độ tuổi trên 40 và thường gặp nhất là ở độ tuổi trên 50.