Bất ngờ miệng núi lửa nhân tạo đầu tiên trên tiểu hành tinh

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc tạo ra thứ mà họ gọi là miệng núi lửa nhân tạo đầu tiên trên tiểu hành tinh Ryugu, một bước tiến để làm sáng tỏ cách thức hệ mặt trời phát triển.

Thông báo này được đưa ra sau khi tàu thăm dò Hayabusa2 bắn một thiết bị nổ vào tiểu hành tinh Ryugu vào đầu tháng này để làm nổ một miệng hố bề mặt Ryugu và múc vật liệu.

Yuichi Tsuda, quản lý dự án Hayabusa2 tại cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nói với các phóng viên rằng, họ chính thức xác nhận hình ảnh miệng núi lửa được chụp bởi tàu thăm dò nằm cách bề mặt của tiểu hành tinh 1.700 mét.

Bat ngo mieng nui lua nhan tao dau tien tren tieu hanh tinh
 Nguồn ảnh: Phys.

"Tạo ra một miệng hố nhân tạo với một vật va chạm và quan sát nó một cách chi tiết là một nỗ lực đầu tiên trên thế giới," Tsuda nói.

"Đây là một thành công lớn".

Tàu thăm dò Deep Impact của NASA đã thành công trong việc tạo ra một miệng hố nhân tạo trên sao chổi vào năm 2005, nhưng chỉ nhằm mục đích quan sát.

Masahiko Arakawa, giáo sư Đại học Kobe tham gia dự án, cho biết đây là "ngày tuyệt nhất trong cuộc đời ông".

"Chúng tôi có thể nhìn thấy một lỗ lớn như vậy rõ ràng hơn rất nhiều so với dự kiến", ông nói thêm hình ảnh cho thấy một miệng hố có đường kính 10 mét.

Mục đích của việc làm nổ miệng núi lửa trên Ryugu là để nghiên cứu bên dưới bề mặt tiểu hành tinh, làm sáng tỏ giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời .

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỳ quái vật thể thiên thần xuất hiện gần Mặt trời

(Kiến Thức) - Một vật thể lạ có hình thù kỳ quái được phát hiện trong khí quyển Mặt trời gây ngạc nhiên các nhà khoa học. Đây là một bằng chứng mới trong số nhiều bằng chứng trước đây xuất hiện tương tự. 

Theo đó, vào ngày 8/4/2019, Đài Quan sát Mặt trời SOHO, NASA trong khi thăm dò vùng khí quyển Mặt trời thì bất ngờ phát hiện ra một vật thể lạ.

Ky quai vat the thien than xuat hien gan Mat troi
Nguồn ảnh: ufosightingsdaily. 

Diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1898 gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu NGC 1898 bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính Viễn vọng Hubble, cung cấp nhiều thông tin thú vị. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Kính Viễn vọng Hubble vừa mới quan sát cụm sao hình cầu NGC 1898 khi vật thể này trong một diện mạo mới nhất.

Được biết, cụm sao này do nhà thiên văn người Anh John Herschel phát hiện vào năm 1834. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Sửng sốt ảnh sao Hỏa tuyệt vời của tàu thăm dò Opportunity

(Kiến Thức) - Tàu Opportunity của NASA qua đời, kết thúc 14 năm thăm dò sao Hỏa nhưng đã kịp lưu giữ lại những hình ảnh sao Hỏa đầy tuyệt vời, dưới đây là vài trong số những hình ảnh ấn tượng về cuộc sống ở hành tinh Đỏ.

1. Trong khoảng thời gian gần hai tuần vào tháng 6/2017, tàu Opportunity chụp được hình ảnh sao Hỏa toàn cảnh, về đỉnh Endeavour Crater và thung lũng Perseverance trên Hỏa tinh.

Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity
Nguồn ảnh: Space. 
2. Vào tháng 4/ 2017, tàu Opportunity đã thăm dò miệng núi lửa Orion sao Hỏa trải dài 27 mét. Tuổi thọ miệng núi lửa này chưa đầy 10 triệu năm tuổi, theo các chuyên gia thiên văn học.
Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.