Diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1898 gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu NGC 1898 bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính Viễn vọng Hubble, cung cấp nhiều thông tin thú vị. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Kính Viễn vọng Hubble vừa mới quan sát cụm sao hình cầu NGC 1898 khi vật thể này trong một diện mạo mới nhất.

Được biết, cụm sao này do nhà thiên văn người Anh John Herschel phát hiện vào năm 1834. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Dien mao moi cum sao hinh cau NGC 1898 gay sung sot
Nguồn ảnh: Phys. 

NASA nhận định, cụm sao hình cầu NGC 1898 là cụm sao hình cầu lâu đời nhất trong vũ trụ và là những vật thể chứng tích đầu tiên lúc thiên hà Milky Way mới hình thành.

Trong diện mạo mới nhất, cụm sao NGC 1898 bất ngờ trở nên sáng rực rỡ, mãnh liệt thắp sáng cả một vùng không gian.  Có nhiều ngôi sao nâu, đỏ già cỗi cùng các ngôi sao trẻ màu xanh dương đồng loạt phát sáng khắp hệ thống xoắn của cụm sao này.

Không những thế, các chuyên gia nhận định, vùng tụ nhiều sao nhỏ màu trắng sáng ở trung tâm là nơi mà tia bức xạ, tia cực tím phóng ra nhiều nhất, tác động nhất định lên toàn bộ hệ thống cụm sao này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc cảnh tượng sao lùn M đồng hành sao chủ EPIC 206011496

(Kiến Thức) - Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện sự hiện diện của một sao lùn M xung quanh ngôi sao EPIC 206011496. Vật thể mới tìm thấy nhỏ hơn 60% so với Mặt trời và được bao bọc bởi ngôi sao chủ.

Được biết, EPIC 206011496 là một ngôi sao nặng xấp xỉ bằng khối lượng của Mặt trời, với bán kính bằng khoảng 0,92 bán kính Mặt trời.

Kinh ngac canh tuong sao lun M dong hanh sao chu EPIC 206011496
Nguồn ảnh: phys. 

Bắt gặp sao chổi màu xanh hiếm có C / 2016 R2

(Kiến Thức) - Sao chổi C / 2016 R2 trở thành sao chổi rực rỡ mới bất ngờ lọt vào tầm quan sát của giới thiên văn học quốc tế, có thể thấy sao chổi có một quỹ đạo lập dị nghiêng ở một góc 58 độ so với Mặt trời.

C / 2016 R2 (PanSTARRS) là một sao chổi mới đến từ vùng Oort Cloud ở xa Hệ Mặt trời, mang đuôi ánh sáng cấu trúc khuếch tán phức tạp, màu xanh nhạt, giàu carbon do nhà thiên văn học Paris Nicolas Biver bất ngờ tìm thấy.

Bat gap sao choi mau xanh hiem co C / 2016 R2
Nguồn ảnh: phys.