Bất ngờ "choáng" thiên hà thứ hai không có vật chất tối

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học đến từ Mỹ và Canada đã phát hiện ra một thiên hà siêu khuếch tán đầu tiên có tên NGC 1052-DF2 (gọi tắt là DF2) hầu như không chứa vật chất tối.

Được biết, thiên hà DF2 có kích thước gần bằng thiên hà Milky Way của chúng ta, nhưng chỉ có 1/200 số lượng sao. Nó nằm trong chòm sao Cetus, cách chúng ta khoảng 65 triệu năm ánh sáng và là thành viên của nhóm thiên hà NGC 1052. Giờ đây, một thiên hà tương tự cũng đã được phát hiện.

Thiên hà mới được phát hiện có tên NGC 1052-DF4 (gọi tắt là DF4), giống với DF2 về kích thước, độ sáng, hình thái và có khoảng cách tương tự 65 triệu năm ánh sáng, bên trong không hề có vật chất tối nào cả.

Bat ngo
 Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà thiên văn học cho biết, giống như DF2, DF4 thuộc về một nhóm thiên hà được phát hiện gần đây được gọi là các thiên hà siêu khuếch tán (UDGs).

Chúng có kích thước lớn như Milky Way, nhưng có số lượng sao ít hơn từ 100 đến 1.000 lần, khiến chúng có vẻ mờ do đó rất khó quan sát.

Việc phát hiện ra các thiên hà này rất khó để giải thích trong các lý thuyết định luật hấp dẫn trên quy mô lớn, nhưng là tiền đề quan trọng ủng hộ giả thuyết có vật chất tối tồn tại.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.

Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."

Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.

Kinh ngạc phân tử khí trong thiên hà xoắn ốc NGC 5908

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng vô tuyến IRAM 30m, đặt tại Tây Ban Nha để tiến hành quan sát các dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó từ thiên hà xoắn ốc NGC 5908.

Được biết, NGC 5908 là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ có độ nghiêng rất cao cách Trái đất khoảng 170 triệu năm ánh sáng, với khối lượng sao bằng khoảng 8,3 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Kinh ngac phan tu khi trong thien ha xoan oc NGC 5908
 Nguồn ảnh: Phys.

Kỳ quái vật thể thiên thần xuất hiện gần Mặt trời

(Kiến Thức) - Một vật thể lạ có hình thù kỳ quái được phát hiện trong khí quyển Mặt trời gây ngạc nhiên các nhà khoa học. Đây là một bằng chứng mới trong số nhiều bằng chứng trước đây xuất hiện tương tự. 

Theo đó, vào ngày 8/4/2019, Đài Quan sát Mặt trời SOHO, NASA trong khi thăm dò vùng khí quyển Mặt trời thì bất ngờ phát hiện ra một vật thể lạ.

Ky quai vat the thien than xuat hien gan Mat troi
Nguồn ảnh: ufosightingsdaily.