Kinh ngạc phân tử khí trong thiên hà xoắn ốc NGC 5908

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng vô tuyến IRAM 30m, đặt tại Tây Ban Nha để tiến hành quan sát các dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó từ thiên hà xoắn ốc NGC 5908.

Được biết, NGC 5908 là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ có độ nghiêng rất cao cách Trái đất khoảng 170 triệu năm ánh sáng, với khối lượng sao bằng khoảng 8,3 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Kinh ngac phan tu khi trong thien ha xoan oc NGC 5908
 Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một trong những dòng phân tử carbon monoxide và các đồng vị của nó tham gia vào quá trình hình thành sao tương đối yếu trong thiên hà NGC 5908. Chính vì thế, các chuyên gia không còn thấy động thái mới nào từ thiên hà này.

Kết quả cũng cho thấy rằng, bức xạ của môi trường thiên hà không đủ để bù lượng khí, năng lượng tiêu thụ cho quá trình hình thành sao.

Do vậy, các chuyên gia kết luận rằng NGC 5908 không hoàn toàn ngừng hoạt động và có thể đang trong giai đoạn “ngủ đông” trước khi chờ “biến chuyển” trở lại từ một tác động nào đó.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sao Hỏa có rất nhiều nước nằm sâu dưới lòng đất?

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho hay, nước ngầm dưới lòng đất sao Hỏa chịu trách nhiệm cho các vệt tối trên bề mặt. Nguồn nước ngầm áp lực sâu tác động đến bề mặt sao Hỏa, tạo ra các vết nứt địa chất.

Những vệt tối này xuất hiện nhiều ở các sườn dốc, mang màu sậm bởi là kết quả của hiện tượng đứt gãy địa chất theo mùa. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, vệt tối theo mùa này được gây ra bởi dòng nước chảy tại hoặc ngay bên dưới bề mặt của Hành tinh Đỏ.

Essam Heggy, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Nam California (USC) và Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi đề xuất một giả thuyết rằng, những vệt tối này là kết quả do một nguồn nước ngầm áp lực sâu tác động đến bề mặt sao Hỏa, tạo ra các vết nứt địa chất".

Kinh ngạc tiểu hành tinh 2 đuôi ở vành đai sao Hỏa, sao Mộc

(Kiến Thức) - Tiểu hành tinh có diện mạo kỳ quái Gault trở thành đối tượng thiên văn mới nhất lọt vào tầm ngắm của kính viễn vọng Hubble. Nó nằm trong vành đai tiểu hành tinh chính giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có hai vệt đuôi dài kỳ quái.

Vào ngày 30/3/2019, Kính viễn vọng Hubble của NASA bất ngờ phát hiện một tiểu hành tinh có diện mạo kỳ quái du hành trong không gian tên là Gault.

Gault thực tế là một tảng đá rộng 4km, nằm trong vành đai tiểu hành tinh chính giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có hai vệt đuôi dài kỳ quái thắp sáng cả không gian.

Sửng sốt ảnh sao Hỏa tuyệt vời của tàu thăm dò Opportunity

(Kiến Thức) - Tàu Opportunity của NASA qua đời, kết thúc 14 năm thăm dò sao Hỏa nhưng đã kịp lưu giữ lại những hình ảnh sao Hỏa đầy tuyệt vời, dưới đây là vài trong số những hình ảnh ấn tượng về cuộc sống ở hành tinh Đỏ.

1. Trong khoảng thời gian gần hai tuần vào tháng 6/2017, tàu Opportunity chụp được hình ảnh sao Hỏa toàn cảnh, về đỉnh Endeavour Crater và thung lũng Perseverance trên Hỏa tinh.

Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity
Nguồn ảnh: Space. 
2. Vào tháng 4/ 2017, tàu Opportunity đã thăm dò miệng núi lửa Orion sao Hỏa trải dài 27 mét. Tuổi thọ miệng núi lửa này chưa đầy 10 triệu năm tuổi, theo các chuyên gia thiên văn học.
Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.