Bàn giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

(Vietnamdaily) - Sáng 16/4, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Hội thảo nhằm làm rõ hơn các vấn đề về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; một số cơ quan địa phương; đơn vị thuộc Bộ Tài chính; trường đại học khối kinh tế - tài chính; các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại,...
TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, TTCK đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.
Năm 2023, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt hơn 418 nghìn tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2022. Tính đến hết tháng 3/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.284 điểm, tăng 13,6% so với cuối năm 2023, đưa TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường tăng trưởng cao trên thế giới (chỉ xếp sau chỉ số Nikkei 225 thị trường Nhật Bản, tăng 20,6%).
Vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt 6,8 triệu tỷ đồng, tăng 13,9% so với cuối năm 2023, tương đương với 66,2% GDP ước tính của năm 2023.
Ban giai phap nang hang thi truong chung khoan Viet Nam
 Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Việt Nam phát biểu bế mạc hội thảo. Ảnh: Tuệ Anh
“Với vai trò quan trọng với nền kinh tế, việc nâng hạng TTCK Việt Nam sẽ là bước ngoặt quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của thị trường, góp phần tăng quy mô, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước”, TS. Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.
Hiện tại, Việt Nam được 2 tổ chức quốc tế MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên. Đến nay, TTCK Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số thị trường cận biên với khoảng 30% tổng tài sản quản lý. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE Russell nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi sẽ có khả năng thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, việc nâng hạng sẽ đẩy mạnh vị thế TTCK Việt Nam, đảm bảo tiếp cận vốn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để thu hút được 25 tỷ USD vào năm 2030 theo dự báo, thì cần phải đảm bảo một số điều kiện trong đó bao gồm việc nâng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như thỏa mãn các tiêu chí khác mà hai tổ chức đánh giá xếp hạng đưa ra.
Trong khi đó, bà Arabella Bennett - Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho rằng, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc và đạt được nhiều kết quả tích cực trong tiến trình hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài.
Nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao. Ngày 28/2/2024, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính, Ủy ban CKNN, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp, xử lý nhanh chóng, sớm có kết quả các vướng mắc thuộc trách nhiệm của ngành mình để đáp ứng được quy định tiêu chí nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Nâng hạng TTCK là vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, đồng thời việc nâng hạng TTCK cũng đặt ra các yêu cầu đối với việc thay đổi các chính sách, quy định có liên quan. Do vậy, hội thảo là diễn đàn để cơ quan quản lý cùng các chuyên gia, cũng như các bên có liên quan trao đổi, thảo luận về cơ hội, thách thức và điểm nghẽn đối với việc nâng hạng TTCK Việt Nam, từ đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy việc nâng hạng của TTCK trong thời gian tới.
Tại hội thảo, đại diện của Ngân hàng thế giới, FTSE Russell, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký… đã trình bày nhiều tham luận, cũng như tập trung phân tích những cơ hội của nâng hạng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam nói riêng, nền kinh tế nói chung; những điều kiện và tiêu chuẩn để nâng hạng thị trường lên mới nổi mà TTCK Việt Nam cần đạt được theo đánh giá của FTSE Russell.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng cùng nhau thảo luận về kinh nghiệm của một số TTCK khi nâng hạng, nhận diện các thách thức và rủi ro đối với Việt Nam khi nâng hạng TTCK lên mới nổi; đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc nâng hạng của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Trên cơ sở thảo luận các nội dung trên, hội thảo gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần quan tâm cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc nâng hạng của TTCK Việt Nam.
Ban giai phap nang hang thi truong chung khoan Viet Nam-Hinh-2
Quang cảnh hội thảo. 
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Việt Nam cho biết, những nội dung trao đổi, thảo luận về cơ hội, thách thức và giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam đều là những vấn đề mà hiện nay Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang rất quan tâm, có ý nghĩa vô cùng thiết thực và hữu ích cho Bộ Tài chính trong thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Qua đây, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước càng củng cố thêm các giải pháp đang khắc phục và đang hướng tới để làm sao khi đi vào thực hiện sẽ đưa TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng.
Với những kết quả thảo luận tại hội thảo này, bà Vũ Thị Chân Phương cho rằng hội thảo đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra ban đầu và sẽ tiếp tục đặt nền móng cho các hội thảo khoa học tiếp theo về phát triển TTCK trong thời gian tới.

Bất động sản MCG: Có khoản đầu tư 'đóng băng' hơn 1 thập kỷ

(Vietnamdaily) - Công ty Cổ phần Năng lượng và Bất động sản MCG (UPCoM: MCG) đang đối mặt với nhiều khó khăn do các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và bất động sản trong hơn 10 năm qua không hiệu quả. 

Bat dong san MCG: Co khoan dau tu 'dong bang' hon 1 thap ky
Dự án MECO Complex (Q. Đống Đa, Hà Nội) thuộc công ty MCG

Điều này dẫn đến thua lỗ lũy kế gần 438 tỷ đồng tính đến cuối năm 2023.Đây là năm thứ 4 liên tiếp MCG thua lỗ. Nợ ngắn hạn của công ty cũng lớn hơn tài sản ngắn hạn gần 285 tỷ đồng.

Năm 2023, MCG tiếp tục lỗ hơn 1 tỷ đồng, mặc dù giảm so với mức lỗ 84 tỷ đồng năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng nhưng không đủ bù đắp chi phí, cộng thêm khối lượng thi công các công trình nghiệm thu thấp khiến doanh thu giảm.

Do tình trạng lỗ lũy kế và nợ nần chồng chất, đơn vị kiểm toán đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của MCG.

Để khắc phục những thách thức hiện tại do hoạt động đầu tư không hiệu quả trong quá khứ, MCG đã đề xuất một số giải pháp cụ thể. Trước hết, việc thoái vốn khỏi các công ty con, liên kết và các khoản đầu tư không hiệu quả sẽ giúp giảm áp lực tài chính và tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính. Đồng thời, MCG sẽ tìm kiếm các dự án mới có tiềm năng sinh lời cao để tăng doanh thu và cải thiện kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ sẽ giúp cải thiện dòng tiền và giảm áp lực tài chính. Trong năm 2023, Công ty vẫn còn phải thu hồi 54 tỷ tiền nợ sau khi hoàn thành, giải quyết dứt điểm công nợ với Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP về việc thi công Công trình thủy điện Sông Tranh.

MCG cũng sẽ hoàn thiện hồ sơ pháp lý để chuyển đổi chức năng tòa nhà văn phòng HH1B sang nhà ở để bán và trình phê duyệt làm chủ đầu tư trường học trên ô đất 3.000m2 tại dự án 102 Trường Chinh. Công ty dự kiến thời gian hoàn tất các thủ tục trên trong giai đoạn 2025 - 2026.

Với những giải pháp này, MCG hy vọng sẽ có thể vượt qua những khó khăn hiện tại và trở lại quỹ đạo phát triển bền vững. Đồng thời, MCG cũng kỳ vọng vào sự ủng hộ từ các cổ đông và nhà đầu tư.

Năm 2024, MCG đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 162 tỷ đồng, hơn gấp 4 lần thực hiện năm 2023. Mảng xây dựng dự kiến đóng góp gần 131 tỷ đồng doanh thu, còn lại mảng sản xuất công nghiệp; thương mại và dịch vụ... Công ty kỳ vọng có lãi trở lại hơn 1.5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh không khả quan nhiều năm, MCG tiếp tục không chia cổ tức năm 2023 và 2024. Lần gần nhất công ty chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền là vào năm 2010, tức là 14 năm về trước.

Cận cảnh đường Chương Dương sắp được cải tạo cống thoát nước, vỉa hè

(Vietnamdaily) - Đường Chương Dương (từ cổng trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức đến đường Võ Văn Ngân), phường Linh Chiểu TP Thủ Đức, TP HCM sẽ được cải tạo cống thoát nước và vỉa hè với tổng mức đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng.

Can canh duong Chuong Duong sap duoc cai tao cong thoat nuoc, via he

Dự án Cải tạo cống thoát nước, vỉa hè đường Chương Dương (từ cổng trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đến đường Võ Văn Ngân), khu phố 3, phường Linh Chiểu do Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức làm chủ đầu tư.

Can canh duong Chuong Duong sap duoc cai tao cong thoat nuoc, via he-Hinh-2
 Điểm đầu của dự án từ cổng trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức...

Hệ lụy khi bỏ qua bước làm rõ hồ sơ dự thầu

Làm rõ hồ sơ dự thầu (HSDT), bổ sung tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm sau thời điểm đóng thầu là một trong những quyền lợi và cơ hội của nhà thầu khi dự thầu.

 Tuy nhiên, một số nội dung được phép bổ sung, làm rõ theo quy định pháp luật về đấu thầu bị nhiều bên mời thầu bỏ qua, khiến nhà thầu bị loại một cách “ấm ức”, từ đó phát sinh không ít kiến nghị trong đấu thầu.

Ngày 11/3/2024, UBND xã Bắc Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 04 Xây dựng trạm biến áp thuộc Dự án Xây dựng hạ tầng khu dân cư tại khu đất giáp Trường Tiểu học và THCS xã Bắc Hải. Bị loại tại gói thầu này, Công ty TNHH Thiết kế giám sát xây lắp điện Hồng Hà đã có đơn kiến nghị do cho rằng Chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn đánh giá HSDT (Công ty CP TMC Hà Nội - Việt Nam) không làm tròn trách nhiệm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà thầu.