Lãi suất chưa đủ mềm, giấc mơ an cư của người trẻ còn xa vời

Giá nhà cao khiến người trẻ khó an cư. Họ cần "phao tài chính". May mắn, nhiều ngân hàng đang có gói vay ưu đãi, đặc biệt cho người mua nhà lần đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, mức lãi suất phổ biến từ 6–10%/năm vẫn bị đánh giá là chưa đủ hấp dẫn, khi so với thu nhập thực tế và kỳ vọng của người vay trẻ. Vậy rào cản thực sự nằm ở đâu?

Ở tuổi 29, chị Nguyễn Thị Nguyệt cùng chồng – nhân viên marketing tại Hà Nội – đang sống trong một căn hộ đi thuê ở Mỗ Lao, Hà Đông. Căn hộ nhỏ, chỉ khoảng 40m² nhưng gần chỗ làm, thuận tiện sinh hoạt. Dù đã tích lũy được gần 500 triệu đồng sau 5 năm đi làm, chị vẫn chưa dám nghĩ tới chuyện mua nhà:

"Sau khi tìm hiểu, em thấy nó không như chúng em mong đợi. Bởi vì lãi suất 3-4% chỉ được 1 năm đầu tiên. Còn lại từ năm thứ 2 trở đi thì lãi suất sẽ thả nổi từ 8-9%. Và thực ra 2-3 năm sua 8-9%, còn những năm về sau nữa, năm thứ 4 thì có thể là cao hơn nữa.

Thành ra những người trẻ như chúng em dưới 35 tuổi thì là thực tế không thể gánh nổi mức lãi suất 8-9% và cũng có thể là 10-12% về những năm sau. Bản thân rất là muốn mua nhà ở trên này để thuận tiện cho việc đi làm và con cái sau này. Nhưng mà sau khi tìm hiểu kĩ thì chúng em thực sự là không thể tiếp tục mua nhà với mức lãi suất mà ngân hàng đang đưa ra và quảng cáo như thế".

chatgpt-1.png
Ảnh minh họa: ChatGPT

Không riêng chị Nguyệt, nhiều người trẻ cho rằng mức lãi suất hiện tại chưa thực sự thân thiện với người mua nhà lần đầu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Bạn Minh Nam – một kỹ sư cho biết:

"Mình và bạn gái dự định cưới nhau vào năm sau và tính đến mua nhà, cả hai đều có thu nhập tổng khoảng 35 triệu mỗi tháng. Nhưng trừ tiền thuê nhà, ăn uống, đưa bố mẹ thì cũng chẳng dư được bao nhiêu. Lãi suất 6–7% tưởng là thấp, nhưng tính ra vẫn là khoản gánh nặng lớn nếu kéo dài trong 10–15 năm".

Trong khi đó, các ngân hàng lại cho rằng mức lãi suất hiện nay đã là cố gắng lớn, nhất là trong bối cảnh chi phí đầu vào vẫn cao, và yêu cầu kiểm soát rủi ro ngày càng chặt chẽ.

Vấn đề đặt ra là: người trẻ không chỉ cần lãi suất thấp, mà cần cả tính ổn định, minh bạch và phù hợp với chu kỳ thu nhập của họ – vốn thường biến động, đặc biệt trong các ngành nghề mới như công nghệ, sáng tạo, startup.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng cho rằng: Người trẻ cần phải hiểu là ngân hàng sẽ tính lãi suất trong tương lai trên phương pháp như thế nào.

"Cái lãi suất ưu đãi là cái lãi suất tốt, nhưng nó chỉ trong thời gian ngắn thôi. Thì sau khi mà lãi suất ưu đãi hết thời hạn rồi, thì các ngân hàng sẽ có một loại tính lãi suất bình thường. Thì cái lãi suất bình thường đấy tính theo công thức như thế nào, các bạn trẻ cần phải hiểu".

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam – cho rằng, chính sách hỗ trợ mua nhà cho người trẻ hiện nay nên được mở rộng thêm nhiều nhóm đối tượng:

"Một ý tưởng mới và tốt nhưng chúng tôi cho là nên mở rộng hơn cái ý tưởng đó. Chẳng hạn như những lực lượng trẻ, những người trong các lĩnh vực ngành mà chúng ta cần khuyến khích. Ví dụ như khoa học công nghệ – những lực lượng trẻ mà họ đang làm ở trong những lĩnh vực đó thì tạo điều kiện cho họ có cơ sở nhà ở để an cư lập nghiệp. Nên có những chính sách khuyến khích ưu đãi hơn cho các đối tượng này bởi vì 6% cũng không phải là đơn giản để vay mà mua nhà được".

Một số chuyên gia cũng đề xuất mô hình vay dài hạn 20–25 năm với lãi suất cố định dưới 5%, dành riêng cho người mua nhà lần đầu, hoặc các cặp vợ chồng trẻ. Điều này từng được nhiều quốc gia áp dụng thành công như Singapore, Hàn Quốc, Đức… Tuy nhiên, rào cản lại nằm ở cơ chế phối hợp giữa các bên: ngân hàng – nhà nước – doanh nghiệp phát triển dự án.

Để người trẻ tiếp cận được nhà ở thực sự, cần nhiều hơn một mức lãi suất thấp. Cần có chính sách phối hợp đa chiều, từ quy hoạch dự án, hỗ trợ tín dụng, đến giám sát minh bạch trong thủ tục vay – trả.

Một căn nhà không chỉ là chỗ ở, mà là nền tảng để người trẻ lập nghiệp, an cư và đóng góp cho xã hội lâu dài. Khi họ vẫn còn chật vật với bài toán tài chính, thì mục tiêu an cư với thế hệ mới – dù không phải là không thể – vẫn sẽ là một hành trình đầy chông gai.

*Sapo đã được Vietnamdaily thay đổi.

Bến Tre: Ai sẽ sửa chữa tuyến đường ĐH.07 ở huyện Bình Đại?

Không có cạnh tranh, gói thầu 7,1 tỷ sửa đường ĐH.07 ở huyện Bình Đại chỉ ghi nhận 1 nhà thầu nộp hồ sơ là Công ty Hoàng Đông Á. Liệu nhà thầu này có trúng dễ?

Nhà thầu duy nhất tham dự

Ngày 13/6/2025, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Bình Đại công bố kết quả mở thầu gói thi công sửa chữa tuyến đường ĐH.07 qua địa bàn xã Định Trung. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần kết nối vùng và tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

TP Thủ Dầu Một đã chọn được nhà thầu thi công trường học Chánh Nghĩa

Sau hơn 1 tháng từ khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, TP Thủ Dầu Một đã “chốt” được đơn vị thi công công trình cải tạo Trường Tiểu học Nghĩa Chánh.

Gói thầu có 5 nhà thầu cạnh tranh

Trước đó, ngày 4/4/2025, UBND TP Thủ Dầu Một có Quyết định số 1346/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa Trường Tiểu học Chánh Nghĩa, với tổng mức đầu tư xây dựng 4,004 tỷ đồng.

Hà Nội: Gói sửa chữa trường ĐH KHXH&NV về tay Công ty 911

Công ty 911 tiếp tục “một mình một ngựa” giành gói cải tạo gần 7,7 tỷ tại Trường ĐH KHXH&NV, điều gì khiến nhà thầu này luôn chiếm trọn niềm tin của ĐHQGHN?

Không đối thủ cạnh tranh

Ngày 16/5/2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ban hành Quyết định số 2461/QĐ-ĐHQGHN, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 cho công trình “Cải tạo, sửa chữa nhà G, sân trường - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, gồm 5 gói thầu, với tổng giá trị 8,097 tỷ đồng. Sau đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐHKHXH&NV) được giao làm đại diện chủ đầu tư.