Ăn cá rô phi tái, người phụ nữ cụt luôn tứ chi

Sau khi khám, bác sĩ phát hiện Laura bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus (một loại vi khuẩn "ăn thịt") dẫn đến nhiễm trùng huyết và suy thận, buộc phải cắt cụt phần hoại tử trên tứ chi mới có thể sống sót.

Theo thông tin đăng tải, cô Laura Barajas, 40 tuổi, đến từ California (Mỹ), tới chợ mua cá rô phi và đem về nấu nướng tại nhà.
Thế nhưng, trong lúc chế biến, cô Laura không nấu chín hoàn toàn món cá rô phi mà để thịt cá hơi tái. Không ngờ, sau một thời gian dùng món cá rô phi tái này, tay chân và môi của cô Laura đột nhiên chuyển sang màu đen. Sợ hãi, Laura lập tức đến bệnh viện để khám chữa và điều trị.
An ca ro phi tai, nguoi phu nu cut luon tu chi
  Ảnh minh họa.
Sau khi khám, bác sĩ phát hiện Laura bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus (một loại vi khuẩn ăn thịt) dẫn đến nhiễm trùng huyết và suy thận. Đáng tiếc, khi phát hiện ra, tình trạng của người phụ nữ đã quá nặng, điều trị mãi mà tình trạng vẫn không có dấu hiệu cải thiện.
Cuối cùng, không còn cách nào khác, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật và cắt cụt phần bị đen do hoại tử trên tứ chi của Laura để giữ lại tính mạng cho cô.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 150-200 trường hợp nhiễm Vibrio Vulnificus mỗi năm và khoảng 1/5 số người mắc bệnh sẽ tử vong.
Tiến sĩ Natasha Spottiswoode, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, cho biết: "Con đường lây truyền của vi khuẩn đáng sợ này là do ăn phải thứ gì đó bị nhiễm vi khuẩn này hoặc do để vết thương, hình xăm tiếp xúc với vi khuẩn này". Cô cũng tiết lộ Vibrio vulnificus là loại vi khuẩn rất đáng lo ngại đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút.

Thanh Hóa: Ghi nhận trường hợp mắc “khuẩn ăn thịt người” chưa rõ nguồn

Whitmore - 'khuẩn ăn thịt người' đã được phát hiện tại 1 bé gái ở huyện Quảng Xương, chưa rõ nguồn tiếp xúc với môi trường gây bệnh...

Thanh Hoa: Ghi nhan truong hop mac “khuan an thit nguoi” chua ro nguon

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh)

Tối 11/9, Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận 1 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người.”

Kinh ngạc loại quả giúp ổn định đường huyết, mùa thu có nhiều

Metformin làm giảm sự hấp thụ glucose từ ruột, giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin. Đáng lưu ý, một số loại trái cây chứa metformin tự nhiên giúp ổn định đường huyết.

Kinh ngac loai qua giup on dinh duong huyet, mua thu co nhieu
 Mắc chứng tiểu đường tuýp 2, cơ thể không tạo đủ insulin hoặc insulin tạo ra không hoạt động bình thường, khiến lượng đường trong máu cao. Lúc này, bệnh nhân sẽ được dùng metformin. Metformin làm giảm sự hấp thụ glucose từ ruột, giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin. Đáng lưu ý, một số trái cây chứa metformin giúp ổn định đường huyết. (Ảnh minh họa)

Sự đáng sợ của loại vi khuẩn gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore vô cùng nguy hiểm bởi ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh Whitmore, do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.
Su dang so cua loai vi khuan gay benh Whitmore
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore được liệt vào danh sách vi khuẩn có tính khủng bố sinh học.