8 loại lá cây thuốc trong vườn dễ dàng trị mụn nhọt

(Kiến Thức) - Cây cỏ xung quanh bạn có thể là những vị thuốc Nam trị mụn nhọt hữu hiệu mà bạn chưa biết. Dưới đây là 8 loại lá cây thuốc trong vườn.

8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot
Bí ngô. Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần. 
8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-2
 Lá khoai lang. Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần. Làm trong vài ngày.

8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-3
  Lá dâm bụt. Lấy lá dâm bụt giã đắp để mụn nhọt dễ hút mủ.
8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-4
 Rau mồng tơi. Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2-3 lần.

8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-5
 Lá cây lô hội. Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-6
Lá sài đất. Nếu mụn đang viêm và sưng tấy, dùng 100g sài đất tươi sắc với nước thêm ít đường chia hai lần uống trong ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã nhỏ hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, thêm ít muối lọc uống ngày hai lần. 

8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-7
  Lá sen. lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.
8 loai la cay thuoc trong vuon tri mun nhot-Hinh-8
 Rau diếp cá. Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.

Bất ngờ 9 món đồ nướng giúp phòng bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Đồ ăn chiên nướng không đến nỗi có hại như bạn tưởng. Nghiên cứu mới cho rằng, vitamin B3 trong đồ chiên nướng có thể phòng chống ung thư da.

Bat ngo nhung thuc pham an nuong phong chong ung thu
 Vào mùa hè, chỉ khoảng 1/3 số người bảo vệ da bằng các biện pháp như bôi kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn không biết rằng, dựa vào thực phẩm mình ăn có thể phòng chống ung thư da một cách vô hình. 
Bat ngo nhung thuc pham an nuong phong chong ung thu-Hinh-2
 Và những thực phẩm chiên nướng từ lâu bị cho là yếu tố gây ung thư hàng đầu thì nay lại có tác dụng ngược lại. Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Y dược Sydney, vitamin B3 từ đồ ăn nướng có thể làm giảm 23% nguy cơ ung thư da. 

Tuyệt chiêu ăn quả vải thỏa thích mà không bị nóng

(Kiến Thức) - Nếu bạn không dám ăn quả vải vì sợ nhiệt thì nên biết rằng, việc ăn vải đúng cách sẽ khiến bạn không bị nóng, ngay cả khi dùng hơi nhiều. 

Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong
Vải là loại trái cây phổ biến ở nước ta vào mùa hè. Là trái cây có hương vị đậm đà, thơm ngon, và nhiều tác dụng chữa bệnh nên vải là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, vải là loại quả nóng, nếu không ăn đúng cách sẽ không tốt cho thể. Ăn quá nhiều vải còn có thể gây ra chứng “say vải”, thậm chí bị ngộ độc. Vậy thế nào là ăn vải đúng cách? Ảnh: webphunu 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-2
Ăn vải tươi, lành lặn. Không nên quả vải bị giập nát, sâu đầu. Chỗ bị úng trên quả vải thường phát sinh vi khuẩn gây hại, khiến cơ thể bị nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí tiêu chảy. Ảnh: hoinongdan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-3
Ăn lúc sáng sớm. Sáng sớm khi sương còn chưa ráo, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Lí do là lúc này vải được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng giảm đi rất nhiều. Đây là thời điểm quả vải đều ở trạng thái tươi ngon nhất, ăn nhiều cũng không sợ bị nóng. Ảnh: thongtinthoidai 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-4
Ăn lớp màng trắng. Khi ăn nhiều người có thói quen bỏ lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải đi. Tuy vậy, ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa. Dù có vị chát nhưng khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Ảnh: bacsytructuyen 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-5
 Ăn quả vải ở cây phía đông. Người thích ăn vải ngọt thường vặt quả vải ở phía tây. Tuy nhiên, vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng. Những người sợ sinh hỏa sẽ thường ăn vải ở phía đông. Quả vải “chín nhờ nắng phía đông” không ngọt sắc nhưng không nóng. Ảnh: vtc
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-6
Ngâm muối. Đem vải đã bóc hết vỏ (không bóc lớp màng trắng) ngâm vào nước muối 30% trước khi ăn khoảng 1 giờ cũng có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Hoặc có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, chè đậu xanh trước khi ăn vải. Đây cũng là phương pháp phòng trừ sinh hỏa hiệu quả. Ảnh: thucphamantoan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-7
Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc. Nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu lưỡi họng đau rát, buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt. Ảnh: suckhoenhi 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-8
 Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả 1 lần. Đặc biệt bệnh nhân đái tháo đường phải cẩn trọng khi ăn vải. Ảnh: media