(Kiến Thức) - Video dài 4 phút 36 giây tóm tắt hành trình khám phá Mặt trời của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trong suốt 5 năm.
Xem clip: 5 năm khám phá Mặt trời của NASA
Tàu Solar Dynamics Observatory (viết tắt là SDO), phi thuyền theo dõi mặt trời của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ghi dấu mốc 5 năm theo dõi Mặt trời. Một video time-lapse “tua nhanh thời gian” dài 4 phút 36 giây tóm tắt hành trình khám phá Mặt trời của NASA trong suốt 5 năm qua qua những dữ liệu quan sát từ năm 2010 đến nay.
Video cho thấy một số hình ảnh tuyệt vời nhất về Mặt trời, và tiết lộ một thế giới đáng sợ trên bề mặt của nó, nó tiết lộ tất cả mọi thứ từ hình ảnh các vệt đen Mặt trời khổng lồ phun trào đến những hình ảnh nhỏ nhất.
Ngày 11/2/2015 đánh dấu 5 năm du hành không gian của tàu SDO, cung cấp những hình ảnh cực kỳ chi tiết bề mặt Mặt trời đối diện Trái đất 24 giờ mỗi ngày.
Hình ảnh chụp được lỗ nhật hoa khổng lồ trên bề mặt Mặt Trời, có kích thước lớn gấp 410 lần Trái đất trên Mặt trời. Hình dạng lỗ không đều, kéo dài khoảng 400.000 km tại điểm rộng nhất.
Các màu sắc khác nhau từ hình ảnh Mặt trời đại diện cho các bước sóng khác nhau của ánh sáng cực tím, tương ứng với năng lượng mặt trời ở nhiệt độ khác nhau. Tàu SDO cũng cung cấp dữ liệu về năng lượng Mặt trời giúp các nhà khoa học nghiên cứu hoạt động của năng lượng Mặt trời được chi tiết hơn.
Tàu SDO có thể quan sát thấy một loạt các bước sóng (vô hình với mắt thường). Dữ liệu từ tàu SDO sẽ được chuyển đổi thành hình ảnh con người có thể nhìn thấy.
Những hình ảnh trong video được tổng hợp từ các dữ liệu mà tàu SDO cung cấp cho các nhà khoa học. Cho đến nay có hơn 2.000 bài báo khoa học được công bố dựa trên dữ liệu của tàu SDO.
Trong 5 năm thực hiện sứ mệnh của mình, tàu SDO liên tục gửi về các hình ảnh kích thích sự tò mò khám phá của các nhà khoa học. Điển hình như hình ảnh được chụp vào cuối năm 2014, tàu SDO chụp được đốm mặt trời lớn nhất từng thấy kể từ năm 1995.
Loài ếch... chết vào mùa đông, sống lại vào mùa hè
(Kiến Thức) - Loài ếch gỗ Alaska có thể “hóa đá” gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình từ -14,6 đến -18 độ C, sau đó sống lại vào mùa hè.
Có một số loài sinh vật có khả năng chịu được nhiệt độ âm vào mùa đông, nhưng không loài nào có khả năng chịu đựng tuyệt vời như ếch gỗ Alaska. Ếch gỗ Alaska thiết lập kỷ lục chịu lạnh giỏi nhất trong số các loài động vật có xương sống khi nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại một cách kỳ diệu.
Ếch gỗ Alaska tự rã đông băng đá sống lại trong mùa hè.
Trong thời gian “hóa đá” ngủ đông của mình, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng, con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như một người chết. Trong thực tế, ếch gỗ Alaska có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông.
60 % cơ thể của ếch gỗ Alaska đóng băng, ngừng thở và tim ngừng đập.
Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp động vật sống sót qua thời kỳ giá rét.
Xem clip: Ếch gỗ Alaska chết đi, sống lại thần kỳ
Loài lưỡng cư nhỏ bé có thể tồn tại trong trạng thái gần như hoàn toàn bị đóng băng trong mùa đông, trở về với cuộc sống một cách kỳ diệu ngay khi mùa xuân đến. Thông qua cơ chế đóng băng của những con ếch gỗ, các nhà nghiên cứu y khoa đang tìm ra phương pháp đông lạnh và rã đông các cơ quan, các mô sống mà không gây tổn hại để áp dụng lên một số lĩnh vực như cấy ghép nội tạng.
(Kiến Thức) - Kính thiên văn Hubble vừa chụp được hình ảnh ấn tượng, cho thấy một khuôn mặt cười khổng lồ trong vũ trụ.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được hình ảnh tuyệt vời về một cụm thiên hà đang "mỉm cười". Cụm thiên hà có tên gọi chính thức là SDSS J1038 + 4849, có hình dạng giống như biểu tượng khuôn mặt tươi cười mà chúng ta thường thấy trong chat Yahoo, Facebook.
Cụm thiên hà SDSS J1038 + 4849 trông giống như một mặt cười khổng lồ.
Quan sát hình ảnh, người xem có thể hình dung ra một khuôn mặt cười với hai mắt màu cam và mũi chấm trắng. Hai mắt là hai thiên hà rất sáng và đường vành môi hơi lệch là hiệu ứng tạo ra do thấu kính hấp dẫn, đó là một khuôn mặt hạnh phúc, các chuyên gia giải thích.
Cụm thiên hà là các cấu trúc lớn trong vũ trụ, có thể tác động lực hấp dẫn làm bóp méo, bẻ cong ánh sáng phía sau nó. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng thuyết tương đối của Einstein.
Vành tròn tạo nên khuôn mặt cười, còn được gọi là vành Einstein được tạo ra do lực hấp dẫn uốn cong ánh sáng.
Thiên hà IC 335 là một phần của cụm thiên hà Fornax.
Đầu tháng trước (tháng 1/2015), kính thiên văn Hubble cũng chụp được hình ảnh tuyệt đẹp về một thiên hà bí ẩn có thể giúp tiết lộ cách vũ trụ hình thành. Thiên hà có tên gọi là IC 335 cho thấy trước bối cảnh của các thiên hà xa xôi. IC 335 là một phần của một nhóm thiên hà có chứa ba thiên hà khác, và nằm trong Cụm thiên hà Fornax.