WHO đánh giá nguy cơ của bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đậu mùa khỉ có "nguy cơ trung bình" đối với sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu.

WHO cho biết: “Rủi ro với sức khỏe cộng đồng có thể trở nên cao nếu loại virus này lợi dụng cơ hội để xác lập là mầm bệnh ở người và lây lan sang các nhóm có nguy cơ trở nặng như trẻ nhỏ và những người bị ức chế miễn dịch”.

Đến ngày 26/5, tổng cộng 257 trường hợp được xác nhận và 120 ca nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở 23 quốc gia. Các nước này vốn không phải là nơi lưu hành của virus. Hiện chưa có ca tử vong nào.

WHO danh gia nguy co cua benh dau mua khi

WHO cũng thông tin, sự xuất hiện đột ngột của bệnh đậu mùa khỉ cùng lúc ở một số quốc gia cho thấy sự lây truyền không bị phát hiện trong một thời gian. Thêm vào đó, một số sự kiện gần đây đã làm bùng phát bệnh.

Cơ quan này dự đoán sẽ có nhiều trường hợp được báo cáo hơn khi việc giám sát bệnh ở các nước được mở rộng.

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm thường có triệu chứng nhẹ và là dịch lưu hành ở các vùng phía tây và trung Phi. Bệnh lây lan khi tiếp xúc gần, vì vậy có khả năng được ngăn chặn tương đối dễ dàng thông qua các biện pháp như tự cách ly và giữ gìn vệ sinh.

Hầu hết các ca bệnh trong đợt bùng phát mới được phát hiện ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cho biết: “Phần lớn các trường hợp cho đến nay đều không có mối liên hệ tới các khu vực lưu hành dịch bệnh”.

Biểu hiện chính của đậu mùa khỉ là phát ban bắt đầu từ một đến ba ngày sau khi sốt. Các nốt đỏ to dần, biến thành mụn chứa đầy mủ, đóng vảy và bong trong 2-4 tuần. Ban thường bắt đầu trên mặt và lan sang các bộ phận khác như bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục.

Ở người, virus lây truyền qua vết cắn của động vật hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, vết thương trên da và các giọt đường hô hấp của động vật nhiễm bệnh.

Hiện tại, chưa có vắc xin đặc hiệu cho đậu mùa khỉ. Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa đã được chứng minh có khả năng bảo vệ 85% đối với đậu mùa khỉ.

Dù vậy, vắc xin đậu mùa đời đầu không còn được phân phối rộng rãi. Một số quốc gia đã hoặc đang có các chính sách cung cấp vắc xin cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Phát hiện mới về thuốc chữa đậu mùa khỉ

Các nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Bloomberg, phát hiện này dựa trên nghiên cứu về một ca bệnh ở Anh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases.

Nhóm tác giả công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 7 ca nhiễm đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi. Họ phát hiện thuốc kháng virus tecovirimat của SIGA Technologies Inc có thể rút ngắn các triệu chứng và thời gian lây nhiễm cho người khác. Đây là loại thuốc chống virus đậu mùa và đậu mùa khỉ đầu tiên được phê duyệt ở Mỹ. Tại châu Phi, loại virus này được coi là đặc hữu với hàng chục nước ghi nhận người mắc.

Giật mình thói quen ngủ chẳng khác nào “dồn rác” vào gan

1/3 cuộc đời mỗi người là dành cho giấc ngủ. Duy trì thói quen ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, được ví như “dồn rác” vào gan.

Giat minh thoi quen ngu chang khac nao “don rac” vao gan

Bàn về tầm quan trọng của giấc ngủ, Trung Y quan niệm đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, cơ thể tự điều chỉnh và chữa lành. Chỉ khi giấc ngủ được đảm bảo thì chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng mới được vận hành bình thường. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thức khuya là yếu tố gây ung thư cấp độ 2A. (Ảnh minh họa) 

Loạt dấu hiệu cảnh báo axit uric cao, khám ngay kẻo hối không kịp

Tăng axit uric máu là bệnh chuyển hóa mạn tính, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Nếu phát hiện dấu hiệu axit uric cao khi ngủ, bạn nên đi khám sớm.

Loat dau hieu canh bao axit uric cao, kham ngay keo hoi khong kip
Phù nề. Phù hai chi dưới vào ban đêm là dấu hiệu axit uric cao cần chú ý. Được biết, ban đêm là thời điểm hàm lượng axit uric trong cơ thể cao nhất. Axit uric cao sẽ gây tổn thương cho thận, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước. Một khi quá trình bài tiết trục trặc, lượng lớn nước sẽ tích tụ trong cơ thể, gây nên tình trạng phù nề. (Ảnh: Sohu, minh họa)