Tỷ phú giàu thứ tư thế giới Bill Gates hối tiếc điều gì khi rời Harvard?

Tỷ phú giàu thứ 4 thế giới Bill Gates có một vài điều hối tiếc khi nhắc đến thời đi học của mình. 

Nhà đồng sáng lập Microsoft được coi là biểu tượng của ngành công nghệ vì rất nhiều lý do: Ông đã giới thiệu cho chúng ta máy tính cá nhân, hệ điều hành Windows và Microsoft Office - tất cả đều trở nên phổ biến.

Ông làm được những điều tuyệt vời đó chỉ sau 2 năm bỏ học Harvard. Bạn có thể tự hỏi: “Nếu hoàn thành việc học, Bill Gates còn có thể đạt thêm những thành tích gì?”

Tất nhiên, bạn sẽ không thể nghe tỷ phú này nói những câu kiểu như “Nếu... thì”, nhưng ông từng chia sẻ về điều khiến mình hối tiếc thời còn ngồi trên ghế giảng đường. Trong một phiên hỏi đáp với sinh viên Harvard năm 2018, Gates nhận được câu hỏi “Điều gì khiến ông hối hận vì đã làm hoặc không làm tại Harvard?”. 

Và câu trả lời của tỷ phú sinh năm 1955 là  “Tôi ước mình đã hòa đồng hơn”.

Ông thừa nhận đã bỏ lỡ rất nhiều trong những năm tháng đó. Cậu sinh viên Bill Gates chưa bao giờ đến xem một trận bóng bầu dục, bóng rổ hay bất cứ môn thể thao nào khác tại Harvard.

Steve Ballmer, cựu CEO của Microsoft học cùng trường với Gates thời điểm đó, từng cố kéo ông đến câu lạc bộ Fox, một hội nhóm nổi tiếng của sinh viên Harvard.

“Tôi đã rất khó gần, thậm chí còn không nhận ra sự tồn tại của những người xung quanh, nhưng Steve Ballmer quyết định tôi cần tiếp xúc với họ và tập uống một chút. Vì vậy, tôi đến đó và nhận ra những sự kiện này có tính giáo dục cao", Gates nhớ lại.

Ty phu giau thu tu the gioi Bill Gates hoi tiec dieu gi khi roi Harvard?

Bill Gates ước mình đã hòa đồng hơn khi còn đi học. Ảnh: AFP/Getty Images

Tỷ phú 66 tuổi là ví dụ điển hình về việc một người có thể tìm ra con đường riêng để thành công mà không cần có bằng đại học. Tất nhiên, Gates không phải là trường hợp duy nhất. Mark Zuckerberg cũng bỏ Harvard để khởi nghiệp. Hàng loạt triệu phú/ tỷ phú khác với những câu chuyện thành công nổi tiếng như Amancio Ortega (đồng sáng lập Zara), Ben Francis (sáng lập Gymshark), Simon Nixon (đồng sáng lập Moneysupermarket)...

Trong khi mọi người thường liên tưởng các tỷ phú bỏ học với ngành công nghệ, những cái tên ở trên cho thấy một thực tế: Thành công không cần bằng cấp có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Điều này không có nghĩa là mọi người nên bỏ bằng cấp và đặt nặng vấn đề khởi nghiệp. Thay vào đó, chúng ta có nên nhìn lại cách đánh giá năng lực của một người từ CEO cho đến nhân viên?

Các câu hỏi quan trọng thay vì đặt ra yêu cầu công việc một cách mù quáng như: Những kỹ năng nào thực sự cần thiết để hoàn thành công việc và xuất sắc trong môi trường làm việc? Việc đánh giá khả năng và sự sẵn sàng học hỏi của một ứng viên có quan trọng hơn việc nhìn thấy "BA" hoặc "MBA" ở đâu đó trên sơ yếu lý lịch của họ?

Trở lại với Gates. Chia sẻ của ông cho thấy nhu cầu gắn kết nhiều hơn với những người khác - kỹ năng xã hội tốt hơn, mối quan hệ bền chặt hơn. Điều đó đòi hỏi kỹ năng của con người - và một tấm bằng đại học không chứng minh rằng bạn biết cách kết nối với những người khác.

Trong làn sóng “đại nghỉ việc” ở Mỹ, các công ty đang cân nhắc lại chính sách tuyển dụng và giữ chân nhân viên của họ trên mọi phương diện. Nhưng trong lúc vội vàng tung ra những đãi ngộ hấp dẫn, có lẽ mục tiêu cốt lõi đã bị lãng quên. Bạn thực sự cần gì trong lần tuyển dụng mới? Một mảnh giấy hay kỹ năng của con người? Tổ chức liên kết hay niềm đam mê liên quan?

Hãy hỏi những câu hỏi cụ thể này - về bản thân bạn và ứng viên của bạn - và bạn sẽ mở ra cánh cửa cho vô số tài năng vốn thường nằm ngoài tầm ngắm.

Chủ tịch HĐQT Công ty Tây Hồ bị bắt: Quy trình bán đất nền tại khu đô thị mới Quế Võ 1 thế nào?

Ông Đặng Quang Tuấn - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ (Công ty Tây Hồ) và 3 cựu lãnh đạo doanh nghiệp này bị bắt liên quan đến dự án khu đô thị mới Quế Võ - Bắc Ninh.

Tại dự án này Công ty Tây Hồ là chủ đầu tư, dự án được triển khai từ năm 2003 bao gồm đất xây dựng nhà ở được bố trí làm nhà biệt thự, nhà ở xã hội và nhà ở phân lô. Ngoài ra, dự án còn có đất dành cho trường học, trụ sở hành chính, trung tâm thương mại, văn hóa, triển lãm; đất cây xanh, đất giao thông...
Chu tich HDQT Cong ty Tay Ho bi bat: Quy trinh ban dat nen tai khu do thi moi Que Vo 1 the nao?
Phối cảnh tổng thể dự án khu đô thị mới Quế Võ. (Ảnh Internet).

Soi hồ sơ Công ty Thịnh Phát vụ 'rút ruột' công trình đường dây 110kV

Công ty Cổ phần khảo sát và xây dựng công trình Thịnh Phát trong vụ “rút ruột” công trình đường dây 110kV Vĩnh Long - Vũng Liêm, được thành lập vào tháng 1/2012, đăng ký trụ sở tại số 3A đường số 3, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức (TP HCM).

Người đại diện theo pháp luật hiện nay có tên là Nguyễn Thanh Bình. Công ty này đăng ký kinh doanh chính là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Ngoài những thông tin trên, các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp này không được truyền thông nhắc đến.

Cổ đông Eximbank vẫn không qua loạt vấn đề trọng yếu

(Vietnamdaily) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 lần 2 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) ngày 15/2 đã được tổ chức sau nhiều lần bất thành, song nhiều nội dung vẫn không được thông qua.

Tại đại hội, cổ đông đã bầu ra HĐQT và BKS Eximbank nhiệm kỳ VII (2022-2025) với loạt gương mặt mới gồm: Ông Võ Quang Hiển, ông Nguyễn Hiếu, bà Lê Hồng Anh, ông Đào Phong Trúc Đại, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương, ông Nguyễn Thanh Hùng.

Còn thành viên BKS gồm ông Ngô Tony, bà Phạm Thị Mai Phương và ông Trịnh Bảo Quốc.

Trong đó, bà Lương Thị Cẩm Tú là thành viên duy nhất của HĐQT hiện tại. Bà Tú cũng từng được bầu làm Chủ tịch Eximbank vào đầu năm 2019 nhưng quyết định này sau đó bị ông Lê Minh Quốc, người bị miễn nhiệm khỏi ghế Chủ tịch HĐQT, khởi kiện.

Đỗ Hà Phương từng có thời gian làm việc tại ngân hàng VIB, hiện tại là Giám đốc Điều hành Công ty TNHH VNInvest Partners. Trong danh sách cổ đông đề cử bà Phương, xuất hiện nhóm công ty Hoàn Vũ Sài Gòn, Hoàng Gia ĐL, Rồng Ngọc. Các doanh nghiệp này đều có mối liên quan đến gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT Nam A Bank.

Ông Đào Phong Trúc Đại bà Lê Hồng Anh liên quan đến Tập đoàn Thành Công, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực công nghiệp ôtô, bất động sản, thương mại. Thành Công được biết đến nhiều nhất trong vai trò đối tác liên doanh với hãng xe ôtô Hyundai.

Ông Võ Quang Hiển do SMBC đề cử. Ông Hiển hiện là Giám đốc điều hành Bộ phận Tài trợ Thương mại toàn cầu tại ngân hàng Nhật Bản này. Đáng chú ý, SMBC lại mới chính thức chấm dứt thỏa thuận hợp tác chiến lược trước thời hạn với Eximbank được ký kết vào năm 2007.

Ông Nguyễn Hiếu nguyên Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) và hiện cũng là thành viên HĐQT VDSC. Trong danh sách cổ đông đề cử ông Hiếu, xuất hiện cái tên Ngô Thu Thúy. Bà Thúy được biết đến là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải xăng dầu tại TPHCM.

Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital (BCG). Một trong những người đề cử ông Hùng cũng chính là Chủ tịch Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam.

Co dong Eximbank van khong qua loat van de trong yeu
 

Nhiều vấn đề không được cổ đông đồng thuận

Mặc dù việc bầu cử nhân sự HĐQT và BKS diễn ra thuận lợi, song nhiều tờ trình của Eximbank lại không được cổ đông thông qua như báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2018-2020, tờ trình chia cổ tức 2020 tỷ lệ 7%, đầu tư dự án Trụ sở Eximbank tại số 7, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TPHCM.

Còn lại các tờ trình khác đều được thông qua như tờ trình ủy quyền cho HĐQT cập nhật, bổ sung quy chế tài chính củ Eximbank; Tờ trình điều chỉnh điều lệ Eximbank; Tờ trình quy chế quản trị nội bộ; Tờ trình quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Tờ trình quy chế tổ chức và hoạt động của BKS.

Trước khi bầu cử, theo chia sẻ của lãnh đạo Eximbank, tính đến ngày 30/3/2021, Eximbank đã thanh toán hết trái phiếu đặc biệt VAMC. Do đó, Eximbank đã có văn bản trình NHNN chấp thuận cho Eximbank được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021. Sau khi được NHNN chấp thuận, Eximbank sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể, dự kiến với số lợi nhuận được chia sau khi trừ các quỹ năm 2018, 2019, 2020 là gần 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ đi số cổ phiếu quỹ, Eximbank dự kiến chi cổ tức 1,800 đồng/cp. 

Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế cả năm 2021 của Eximbank đạt lần lượt 1.205 tỷ và 965 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2020. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận Eximbank sụt giảm do chi phí dự phòng rủi ro cao gấp rưỡi năm trước, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng nhẹ 9,4%.

Năm 2021, dư nợ cho vay của Eximbank tăng 13,8% lên mức 114.675 tỷ. Trong đó, nợ xấu nội bảng giảm 11,3% xuống còn 2.247 tỷ đồng và chiếm 1,96% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2,52% ghi nhận vào cuối năm 2020.

Trong năm 2022, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2021. Thu nhập ngoài lãi tăng 216 tỷ lên 1.159 tỷ đồng.