Tưởng bắt được "rồng trắng biển sâu", ngư dân vừa sợ vừa mừng

(Kiến Thức) - Theo ngư dân Nhật, loài cá này còn có tên khác là "sứ giả long cung", mỗi lần sứ giả xuất hiện, sẽ kèm theo những biến động về địa chất như động đất, sóng thần. Nhiều người cho là loài "rồng trắng biển sâu" trong huyền thoại nhưng thực ra nó là con cá mái chèo.

Cách đây không lâu, một nhóm ngư dân ở Indonesia đã bắt được một con cá khổng lồ có hình dáng lạ lùng. Chiều dài khoảng 3m, trên mình có vây dài màu đỏ nổi bật, hơn nữa toàn thân con cá được phủ vảy trắng óng ánh.
Sau khi được bắt lên bờ, con cá khổng lồ này còn như phát sáng dưới ánh mặt trời, khiến rất nhiều người dân địa phương vui mừng kéo tới vây xem.
Có người còn nói rằng, đây là loài "rồng trắng biển sâu" trong huyền thoại hoặc là một loại thủy quái quanh năm ẩn mình dưới tầng đáy đại dương sâu thẳm.
Tuong bat duoc
 
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thông tin, một số người phát hiện, sinh vật "rồng trắng biển sâu" này thực ra có tên là cá mái chèo, khoa học gọi là Regalecus glesne.

Mời quý vị xem video: Hãi hùng loài cá ăn thịt người

Bình thường, cá mái chèo sống ở độ sâu từ 200m-1000m dưới đáy biển, con người rất khó gặp được, muốn bắt cũng không hề dễ dàng. Hơn nữa, cá mái chèo có tướng mạo kỳ dị, rất nhiều người đều cho rằng nó là một loại rồng biển.
Tuong bat duoc
 
Theo tìm hiểu, loài cá mái chèo khổng lồ này còn được gọi là cá động đất. Tại Nhật Bản, loài cá này xuất hiện được coi là điềm rủi. Theo các ngư dân Nhật Bản, loài cá này còn có cái tên khác là "sứ giả long cung".
Mỗi lần sứ giả xuất hiện, sẽ kèm theo những biến động về địa chất như động đất, sóng thần. Vì vậy, họ cũng bày tỏ sự lo lắng cho các ngư dân Indonesia.
Tuy vậy, theo các nhà khoa học, việc cá mái chèo xuất hiện và biến động địa chất chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mọi người không nên hoang mang, lo sợ.

Phát hiện nhiều sinh vật kỳ dị "như ngoài hành tinh" dưới đáy biển sâu

Các loài sinh vật phát hiện dưới đáy biển sâu ngoài khơi Australia đem đến cái nhìn hoàn toàn mới về quá trình tiến hóa của các loài sinh vật biển.

Phat hien nhieu sinh vat ky di
Loài cá rồng được các nhà khoa học phát hiện. 
Các nhà khoa học Australia đã phát hiện những mẫu sinh vật tại đáy biển sâu 4km, nơi hầu như không có thức ăn, ánh sáng và áp suất nước vô cùng lớn. Một số sinh vật được thu thập ở độ sâu 4,8km – độ sâu kỷ lục mà một tàu nghiên cứu Australia từng chạm tới.
Kết quả thu được gồm hơn 100 loài cá, trong đó có nhiều loài như thể sinh vật ngoài hành tinh mà khoa học chưa từng biết tới. Một số sinh vật thú vị có thể kể tới như cá thằn lằn, cá rồng biển sâu.
Phat hien nhieu sinh vat ky di
Loài cá thằn lằn được phát hiện. 
Tuy nhiên, loài sao biển sống tại đáy biển sâu được coi là phát hiện quan trọng nhất – góp phần giải mã những bí mật tiến hóa đã sản sinh ra vô số loài sinh vật biển khác nhau. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra quá trình tiến hóa phụ thuộc vào địa lý, thời tiết và môi trường sinh thái.

Ngoạn mục cảnh tượng đại bàng vàng dũng mãnh bên cạnh thợ săn

Những chú đại bàng vàng là trợ thủ đắc lực và dũng mạnh bên cạnh các thợ săn Kazakhstan trong cuộc thi săn bắn truyền thống hàng năm.

Ngoan muc canh tuong dai bang vang dung manh ben canh tho san

Một thợ săn giữ con đại bàng vàng đã được thuần hóa của mình trong cuộc thi săn truyền thống bên ngoài ngôi làng Kaynar ở vùng Almaty, Kazakhstan, ngày 8/12.

Ngoan muc canh tuong dai bang vang dung manh ben canh tho san-Hinh-2

Bức ảnh ấn tượng được cắt từ video cho thấy chú đại bàng vàng sải cánh dũng mãnh giữa vùng núi phủ tuyết trắng xóa trong cuộc thi săn truyền thống.

Giải bí ẩn hiện tượng "mắt rồng" nổi bật, ảo diệu

(Kiến Thức) - Kích thước của "mắt rồng" có đường kính khoảng 50m, gồm một tảng băng ở giữa, bao quanh bởi vòng nước trong xanh hình trăng khuyết. Nhìn từ trên cao, hiện tượng "mắt rồng" cực kỳ nổi bật trên nền xanh của rừng cây.

Những ngày gần đây, thời tiết ở Nhật Bản bắt đầu vào hè, nhiệt độ tăng mạnh, khiến băng tuyết trên các dãy núi cao tan chảy, tạo nên hiện tượng "mắt rồng" kỳ thú cực ảo diệu, thu hút.
Giai bi an hien tuong