Tiết lộ vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông

(Kiến Thức) - Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn. 

Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn mà các triều đại trước đó đã xác lập.
Chân dung vị hoàng đế đầu tiên đi tuần biển Đông
Trái với nhiều quốc gia lân bang cùng thời kỳ chỉ quan tâm đến lãnh thổ trên đất liền, thực hiện chính sách “cấm biển”, “cấm xuất dương”; các triều đại phong kiến Việt Nam lại đặc biệt chú trọng đến biển, không chỉ nhằm khai thác hải sản và các nguồn lợi khác từ biển mà còn từng bước xác lập chủ quyền trên các hải đảo. Thậm chí có vị vua còn trực tiếp đi tuần thú ra biển để xem xét và người đầu tiên thực hiện việc đó là Lý Anh Tông, hoàng đế thứ 6 của triều Lý.
Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiên Tộ sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ là hoàng hậu Cảm Thánh, họ Lê (không rõ tên), bà là cháu năm đời của vua Lê Đại Hành. Ông là vị vua lên ngôi sớm nhất của triều Lý, ngày 01 tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138) đăng quang làm hoàng đế, khi đó mới 2 tuổi, làm vua đến tháng 7 năm Ất Mùi (1175), tổng cộng ở ngôi 37 năm.
Tiet lo vi vua Viet dau tien tuan thu bien Dong
 Tượng thờ Lý Anh Tông tại đền Đô – Bắc Ninh. Nguồn: vanhoahoc.vn.
Trong thời gian ở ngôi báu, Lý Anh Tông rất quan tâm đến hoạt động xây dựng quốc gia và bảo vệ đất nước, ông đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn biển đảo. Sử chép rằng, vào tháng 11 năm Tân Tị (1161) vua sai Thái úy Tô Hiến Thành “đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển miền Tây Nam để giữ yên bờ cõi xa. Vua thân đi tiễn đến cửa biển Thần Đầu ở Đại An mới trở về”. Năm Tân Mão (1171) “vua đi tuần ra cù lao ngoài biển, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết sự đau khổ của nhân dân và đường đi xa gần thế nào” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Cũng theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, một năm sau, vào tháng 2 năm Nhâm Thìn (1172) “vua lại đi tuần ra cù lao ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”.
Qua các lần đi này, vua Lý Anh Tông đã soạn một cuốn sách lấy tên là Nam Bắc phiên giới đồ. Tiếc là cuốn sách này nay đã thất truyền. Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục soạn vào thời nhà Nguyễn cũng cho biết điều này. Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú thì sách Nam Bắc phiên giới đồ còn có tên là Nam Bắc phiên giới địa đồ: “Lý Anh Tông, năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 [1172], đi tuần du các cửa biển, vẽ bản đồ hình thế núi sông và chép phong tục sản vật. Nay không còn”.
Tuy thông tin về các chuyến đi ra biển của Lý Anh Tông không được ghi chép chi tiết, cụ thể nhưng có thể thấy ông là vị lãnh đạo quốc gia đầu tiên của nước ta ngoài việc quan tâm đến việc giữ gìn biên cương trên bộ còn chú ý đến cả vùng hải đảo nên sách sử có đánh giá rằng “về mặt giữ dân, giữ nước, việc làm đáng khen” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong sách Đại Việt sử ký tiền biên chép lời bình của sử thần triều Hậu Lê là Ngô Thì Sĩ về việc chú trọng quân sự, quan tâm giữ gìn lãnh thổ của Lý Anh Tông như sau: “Tuyển quân, chọn nước, cho quan võ luyện tập đánh giặc phá trận. Vua cũng tự cưỡi ngựa bắn cung ở sân bắn và đích thân đi tuần các đảo ngoài biển. Việc quân cơ, việc phòng biên giới một phen chấn chỉnh”.
Sách Đại Nam quốc sử diễn có đoạn ca ngợi rằng:
Thành Nam mở chốn võ tràng,
Tập tành cung ngựa phô trương tinh kỳ.
Uy danh dậy đến biên thùy,
Chiêm Thành, Ngưu Hống man di cũng bình.
Tuần du đã tỏ dân tình,
Sơn xuyên trải khắp địa hình gần xa.
Hạm thuyền đưa vua Lý ra biển khơi
Biển Đông là khu vực mà các tàu thuyền qua lại rất sợ bởi nhiều bão tố, chứa đựng hiểm họa khôn lường, thế nhưng chắc chắn rằng thủy quân triều Lý đã phát triển đến một trình độ nhất định, đủ khả năng tác chiến, vận động trên những chặng hải trình xa, đủ chống chọi với sóng to gió lớn.
Không có nhiều tư liệu về thủy quân triều Lý nhưng những gì còn thấy trong một số thư tịch cũng đủ khẳng định thuỷ quân triều Lý tuy không đông nhưng rất tinh nhuệ, giỏi thuỷ chiến. Điều này được chính vua quan nhà Tống đương thời nhìn nhận, trong sách Lịch ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi có viết: “Quân Giao Chỉ giỏi thuỷ chiến”.
Về tổ chức, quân thuỷ thời Lý chia thành các đội, hạm, nhiều đội thuyền, hạm thuyền hợp thành đạo quân lớn với các loại thuyền khác nhau như thuyền mông đồng, lâu thuyền, lưỡng phúc thuyền (thuyền hai lòng) trong đó thậm chí có những thuyền loại lớn chở được nhiều quân lính, voi ngựa, như đã được sử dụng trong trận tập kích chiến lược đánh vào Khâm Châu, Liêm Châu đất Tống bằng đường biển cuối năm Ất Mão (1075).
Đối với thuyền vua ngự, chắc chắn có quy mô to đẹp, vững chãi, kết cấu hơn hẳn các loại thuyền thông thường. Sách sử có chép rằng dưới thời Lý, triều đình nhiều lần cho đóng các chiến hạm và những loại thuyền đặc biệt khác như chiến thuyền hiệu Long, Phượng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ do vua Lý Thái Tông sai đóng năm Qúy Mùi (1043), thuyền hai đáy Vĩnh Long do vua Lý Nhân Tông cho đóng năm Bính Tuất (1106), thuyền lớn Vĩnh Long, Thanh Lan, Trường Quyết, Phụng Tiên do vua Lý Anh Tông sai đóng năm Đinh Mão (1147)…
Tiet lo vi vua Viet dau tien tuan thu bien Dong-Hinh-2
 Lâu thuyền. Nguồn: vetruyen.com. 
Khi vua ngự giá bằng đường biển, hộ tống phải là những con thuyền trong hạm đội hùng hậu. Thế nhưng ở thời kỳ khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ đóng thuyền nói riêng vẫn còn lạc hậu, hạn chế thì việc đóng những con tàu lớn đủ sức vươn ra biển lớn phải là sự cố gắng tuyệt vời với sức lực và trí tuệ của người thợ Việt.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến nghệ thuật kết thuyền (liên hạm). Về mặt kỹ thuật, kết thuyền giải quyết được vấn đề chống sóng, đặc biệt cho thuyền khi hoạt động ở vùng nước có sóng lớn hoặc khi gió bão. Về mặt chiến thuật, khi tác chiến kết thuyền cho phép tạo ra mặt phẳng tương đối rộng và ổn định trên mặt nước, nhờ đó dễ phát huy khả năng đánh bộ trên thuyền, dễ bố trí và triển khai lực lượng, chống kẻ địch giáp lá cà cướp thuyền. Trên nội dung tấm bia Sùng thiên diên linh có đoạn viết về kết thuyền như sau: “Hiền thánh mưu chi thần diệu, chế ngự bách chi tinh kỳ. Trước trạng, thiết liên hạm tráng hùng, lập cách tạo thiêu sưu tú lệ” (Nghĩa là: Làm sáng tỏ sự kỳ diệu của mưu thần, làm ra sự tinh vi kỳ lạ của thuyền vua. Theo hình mà đặt liên hạm tráng hùng, tìm cách mà dựng nghìn thuyền tú lệ).
Có thể nói những chuyến đi của Lý Anh Tông ra biển Đông cho thấy sức mạnh to lớn của thủy quân triều Lý và nghệ thuật cơ động, tác chiến tài tình. Không chỉ vậy, nó còn là sự cổ vũ thủy quân Đại Việt trong hoạt động thực thi nhiệm vụ tuần tra, giám sát; còn nhắc nhở ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ vùng biển chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Video: Chiêm ngưỡng áo long bào của vua Bảo Đại được phục chế tiền tỷ:

Ảnh dựng tóc gáy nơi “bảo tàng tra tấn” ở Phú Xuyên

Những hiện vật, hình ảnh trong “Bảo tàng tra tấn chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Quốc” thực sự gây sốc.

2 trong 10 trận đánh “rung chuyển thế kỷ” ở Việt Nam

(Kiến Thức) -  Mạng Metatube đã đưa ra danh sách 10 trận đánh có ảnh hưởng sâu đậm nhất tới cục diện thế giới 1 thế kỷ qua, trong đó có 2 trận ở Việt Nam.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam
 Trận Somme diễn ra từ tháng 7-9/1916 trong chiến tranh TG I giữa quân Đức đóng trên tuyến phòng thủ dài 40km dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp với quân Anh – Pháp. Với hơn 1 triệu người thương vong, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử loài người. Dù quân liên minh không bẻ gãy được phòng tuyến Đức, chiến dịch này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của cục diện chiến tranh, nên được xem là một trận đánh quan trọng của lịch sử thế giới.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-2
 Cuộc Không chiến Anh Quốc là cuộc đọ sức dai dẳng giữa Đức Quốc Xã và nước Anh từ tháng 7/10/1940 trong chiến tranh TG II. Cuộc chiến do Adolf Hitler phát động nhằm làm suy yếu nước Anh trước khi quân Đức đổ bộ chiếm đóng. Đây là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng lực lượng không quân trong lịch sử nhân loại, và kết cục thất bại đã thuộc về người Đức. Đây là biến cố đã quyết định vai trò lịch sử của nước Anh trong chiến tranh TG II.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-3
Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong chiến tranh TG II tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 4-7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Với sự tham dự của 7 tàu sân bay và 500 máy bay của cả 2 bên, cuộc chiến đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của người Mỹ, đánh dấu một bước ngoặt quyết định cho toàn bộ cuộc chiến ở mặt trận Thái Bình Dương.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-4
Trận Stalingrad là một trận đánh lớn trong chiến tranh TG II, diễn ra từ ngày 17/7/1942 – 2/2/1943 giữa Đức Quốc xã và Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở Tây Nam nước Nga. Thắng lợi của Liên Xô trong trận đánh là một bước ngoặt quan trọng làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh. Đây cũng là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong lên đến hai triệu người. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-5
 Diễn ra từ ngày 15-28/9/1950, trận Inchon là một trận đánh có tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên. Đây là một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, chiếm giữ thành phố Incheon và đột phá vành đai Pusan do lực lượng Liên Hiệp Quốc mà thành phần chính là Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành. Sự thành công của chiến dịch đã kết thúc chuỗi chiến thắng của quân đội miền Bắc Triều Tiên và mở đầu cuộc tổng phản công của quân Liên Hiệp Quốc. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-6
  Trận Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3-7/5/1954 tại lòng chảo Mường Thanh, Điện Biên, Lai Châu, là cuộc đối đầu giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và đội quân của thực dân Pháp. Thắng lợi của người Việt Nam trong trận chiến này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại: Lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại đội quân của một cường quốc châu Âu. Các sử gia quốc tế nhận định biến cố này đã chấm dứt hơn 4 thế kỷ thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.


2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-7
 Chiến tranh 6 ngày là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập gồm Ai Cập, Jordan, và Syria từ ngày 5-10/6/1967. Cuộc chiến bắt đầu khi quân Israel đánh phủ đầu quân Ai Cập do lo sợ bị nước này tấn công. Jordan và Syria sau đó đã tham chiến với tư cách đồng minh của Ai Cập. Sau cuộc chiến, Israel đã giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-8
 Diễn ra từ ngày 26-30/4/1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn (Chiến dịch Hồ Chí Minh) là chiến dịch cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam, dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc, đưa Việt Nam đến sự thống nhất và độc lập sau hơn 100 năm bị nước ngoài chiếm đóng, chia cắt. Trên phương diện quốc tế, chiến dịch này đã kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu nhất của thế giới từ nửa sau TK 20, giáng một đòn mạnh mẽ vào tham vọng đế quốc của người Mỹ. 

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-9
 Cuộc bao vây Sarajevo (4/1992-2/1996) là một sự kiện đẫm máu trong cuộc nội chiến Nam Tư (cũ). Lực lượng Serbia đã bao vây thành phố Sarajevo - thủ phủ của Bosnia và Herzegovina trong gần 4 năm, kéo theo cái chết của 10.000 người. Đây là một biến cố bi thảm mà trước đó nhiều người không thể hình dung sẽ xảy ra giữa lòng châu Âu thời hiện đại. Biến cố này cũng góp phần đến cuộc chiến tranh do NATO tiến hành ở Liên bang Nam Tư năm 1999.

2 trong 10 tran danh “rung chuyen the ky” o Viet Nam-Hinh-10
 Cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 3 là cuộc chiến do lực lượng Mỹ - Anh tiến hành ở Iraq từ ngày 20/3-1/5/2003, với lý do ngăn chặn vũ khí hủy diệt. Quân đội Iraq đã thất bại hoàn toàn, thủ đô Bagdad bị chiếm đóng ngày 9/4 /2003 và Tổng thống Saddam Hussein bị bắt ngày 13/12/2003. Cuộc chiến đã biến đất nước Iraq hùng mạnh một thời trở thành đống đổ nát và hỗn loạn, trong khi các loại vũ khí hủy diệt không bao giờ được tìm thấy. Tình trạng rối ren của Iraq vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay.