
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí năm 2017, bà Helen Fioratti cho hay, hai vợ chồng bà đã mua bức tranh khảm La Mã khoảng 2.000 tuổi từ một gia đình quý tộc người Italy vào những năm 1960. Khi chuyển đến New York, Mỹ, họ đã mang theo nó và biến thành chiếc bàn trà. Ảnh: Ernesto Ruscio/Getty Images.

Vợ chồng Helen đã sử dụng chiếc bàn trà đó trong 45 năm mà không hay biết đó là hiện vật cổ xưa cực giá trị. Ảnh: Ministry of Cultural Heritage and Activities and Tourism.

Dario Del Bufalo, chuyên gia người Italy về đá và đá cẩm thạch cổ, đã phát hiện giá trị thật của bức tranh khảm La Mã bị thất lạc và được gia đình bà Helen sử dụng làm bàn trà mà không hay biết giá trị thật của hiện vật. Ảnh: Ernesto Ruscio / Getty Images.

Sau khi sự thật được hé lộ, bức tranh khảm La Mã được các chuyên gia tiến hành quá trình phục chế kéo dài để phục hồi lại vẻ đẹp ban đầu của hiện vật, bao gồm việc loại bỏ những vết bẩn do trà, cafe gây ra. Ảnh: thevintagenews.

Bảo tàng Quốc gia Italy cho hay bức tranh khảm được làm từ nhiều loại đá quý hiếm. Đây là phần của chiếc "tàu hoan lạc" mà hoàng đế La Mã Caligula từng sở hữu. Được biết, bức tranh khảm từ nhiều viên đá màu tím và đỏ - những món hàng mà ông hoàng này tốn nhiều tài nguyên để nhập khẩu từ nước ngoài về. Ảnh: Public domain via Wikimedia Commons.

Bức tranh khảm có nguồn gốc từ "tàu Nemi". Con tàu chìm dưới hồ Albania hơn 1.900 năm trước và được khai quật vào năm 1929. Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy một con tàu nhỏ của người La Mã được đóng để thờ phụng nữ thần Diana. Ảnh: Pippo-b CC BY-SA 3.0.

Trong Thế chiến 2, Bảo tàng nơi bảo quản các hiện vật đã bị Đức quốc xã cướp bóc, thiêu hủy vào năm 1944. Sự việc này dẫn đến 2 chiếc tàu gỗ bị cháy hoàn toàn, trong khi bức tranh khảm do làm từ đá nên vẫn còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, kể từ năm 1955, hiện vật quý giá này dần rơi vào quên lãng, bị thất lạc trước khi được tìm thấy tại nhà của bà Helen. Ảnh: Manhattan District Attorney.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.