
Cây vẹt (còn gọi là vẹt dù, vẹt rễ lồi) có tên khoa học là Bruguiera sexangula. Đây là loài cây phổ biến ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Quần đảo Caroline, Fiji, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam... Ảnh: Ria Tan.

Là một dạng cây bụi ngập mặn, cây vẹt với dạng phổ biến nhất là vẹt đen sinh trưởng mạnh ở những nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều hoặc vùng đất phù sa đang bồi tụ. Ảnh: Abu Hamas.

Vẹt đen là cây thân gỗ có rễ thở hình trụ nón khá phát triển. Khi trưởng thành, mỗi cây có thể đạt chiều cao trung bình khoảng 25 - 30m. Ảnh: Ria Tan.

Cây có những đặc điểm: vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt. Lá cây dài, hình bầu dục, dai, hoa màu vàng mọc đơn độc, quả có các lá đài cong và gốc hình chuông. Ảnh: coenobita.

Thời điểm vẹt đen thường ra hoa là khoảng tháng 3 - 4 và cho ra quả tháng 5 - 6. Đôi khi, loài cây này ra hoa và quả gần như quanh năm. Ảnh: Zakaria Al Anshori.

Khác nhiều loài cây khác, hạt giống của cây vẹt đen không rơi xuống đất để mọc rễ và phát triển thành cây con. Thay vào đó, hạt nảy mầm trực tiếp trên thân cây vẹt đen mẹ. Ảnh: Cheongweei Gan.

Cây vẹt đen con được cây mẹ nuôi dưỡng cho đến khi có thể tự phát triển độc lập. Khi ấy, cây mới rơi xuống bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân. Ảnh: Ria Tan.

Đặc điểm này giúp cây vẹt đen thích nghi với môi trường ngập mặn và giúp hạt giống có cơ hội sống sót cao hơn trong điều kiện khắc nghiệt. Ảnh: Abu Hamas.

Theo đó, cây vẹt trở thành loài thực vật duy nhất có khả năng "đẻ con" và "nuôi con" như động vật. Ảnh: northqueenslandplants.com.
Mời độc giả xem video: Giải mã hiện tượng “cây biết đi” như con người.