
Thung lũng Chincha, Peru từng là nơi sinh sống của Vương quốc Chincha phức tạp từ năm 1.000-1.400 Sau Công nguyên. Họ đã thiết lập liên minh với Đế chế Inca và cuối cùng đã hợp nhất vào đó. Ảnh: @Đại học East Anglia.

Và khi tiến hành khai quật những ngôi mộ bản địa tinh xảo được gọi là chullpas tại Thung lũng Chincha của Peru, các chuyên gia khảo cổ đến từ trường Đại học East Anglia bất ngờ phát hiện ra di tích cổ xưa rùng rợn, kinh dị lẫn bí ẩn. Ảnh: @Đại học East Anglia.

Đó là 192 mẫu đốt sống người được xâu vào các cọc lau sậy ở Thung lũng Chincha của Peru. Ảnh: @Đại học East Anglia.

Ước tính chúng có niên đại từ năm 1.450-1.650 sau Công nguyên, trùng với thời điểm kết thúc sự cai trị của người Inca ở khu vực này, và bắt đầu quá trình thực dân hóa của người châu Âu. Ảnh: @Đại học East Anglia.

Tiến sĩ Jacob L. Bongers đến từ trường Đại học East Anglia cho biết: "Việc cướp bóc các ngôi mộ người bản địa Inca diễn ra tràn lan khắp Thung lũng Chincha trong thời kỳ Thuộc địa. Việc cướp bóc chủ yếu nhằm mục đích lấy đi các đồ tùy táng làm bằng vàng và bạc, song hành với những nỗ lực của người châu Âu cổ xưa nhằm xóa bỏ các tập tục tôn giáo và phong tục tang lễ của người Inca bản địa". Ảnh: @Đại học East Anglia.

Theo Tiến sĩ Jacob L. Bongers, khi các bộ hài cốt người Inca bản địa bị người châu Âu cổ xưa phá hủy, vì sự toàn vẹn của cơ thể sau khi chết rất quan trọng đối với nhiều nhóm người bản địa trong khu vực, thế nên chủng người Chinchorro gần đó sau này đã thu thập lại hàng trăm đốt sống người, rồi luồn chúng vào các cọc sậy, nhằm tái tạo sự toàn vẹn của cơ thể sau khi thung lũng này bị cướp bóc và tàn phá. Ảnh: @Đại học East Anglia.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.