Tiết kiệm thứ này trong căn bếp dễ khiến bạn mắc ung thư

Để tiết kiệm, nhiều cửa hàng, thậm chí một số gia đình đã tái sử dụng lại nhiều lần thứ này mà không biết rằng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

 Nội dung1. Chọn dầu ăn cung cấp chất béo lành mạnh2. 5 tác hại cho sức khỏe của việc tái sử dụng dầu ăn3. Làm gì để giảm sử dụng dầu ăn hâm nóng?

Dầu ăn là thành phần không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình để tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên nó lại gây ra mối đe dọa không tốt cho sức khỏe khi chúng ta sử dụng lại dầu thừa.

Nhiệt độ cao và không khí là các nhân tố khiến dầu ăn biến đổi thành phần, giá trị dinh dưỡng mất đi, hình thành các chất độc gây hại. Dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần thì các chất gây hại sinh ra càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

1. Chọn dầu ăn cung cấp chất béo lành mạnh

Bác sĩ Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Tất cả các loại dầu ăn đều không được tạo ra như nhau, vì vậy một số điều phải cân nhắc khi chọn loại dầu ăn khi nấu như công dụng, hương vị, các loại chất béo chứa trong dầu… là những điều quan trọng nhất cần phải suy nghĩ trước khi lựa chọn loại dầu ăn.

Một số người thường né tránh việc thêm chất béo vào các món ăn trong chế độ ăn uống của mình. Nhưng trên thực tế, việc thêm các loại dầu có chứa các chất béo lành mạnh cũng rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng miễn là phải điều độ, không lạm dụng dầu trong chế biến.

Dầu ăn làm tăng hương vị cho thực phẩm.

Cơ thể rất cần cung cấp các chất béo, trong khi đó các chất béo lại rất giàu calo. Vì vậy, kể cả khi đã lựa chọn những chất béo lành mạnh, cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.

Do nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau nên lượng chất béo cung cấp cho cở thể mỗi ngày cũng khác nhau. Có thể là 80g, 100g hay 200g nhưng cần đảm bảo đó là chất béo lành mạnh. Và dù ăn chất béo thế nào thì tổng lượng calo mỗi ngày phải vừa đủ, tránh dư thừa calo.

Mỗi loại dầu ăn sẽ có thành phần hóa học riêng, sẽ có loại phù hợp để xào, loại để nấu hoặc loại để trộn salat. Khi nấu ăn cũng cần lưu ý điểm bốc khói của dầu, đó là gốc tự do rất nguy hiểm có thể là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh ung thư. Trong đó, dầu càng tinh luyện thì nhiệt độ bốc khói càng cao. Và khi dầu bốc khói hoặc cháy thì chất béo lành mạnh và chất chống ôxy hóa cũng sẽ cháy theo dầu. Điều này sẽ gây hại nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hoặc dầu ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần.

2. 5 tác hại cho sức khỏe của việc tái sử dụng dầu ăn

2.1 Ăn dầu chiên đi chiên lại có khả năng gây bệnh ung thư

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng aldehyde, một nguyên tố độc hại được tạo ra như thế nào khi hâm nóng lại dầu. Việc nấu chín thức ăn bằng cách tái sử dụng dầu ăn cũng có thể làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, có thể gây viêm, là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các bệnh bao gồm béo phì, tim mạch và đái tháo đường. Tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng.

2.2 Làm tăng cholesterol LDL

Thực phẩm được nấu bằng dầu hun khói, đen có thể làm tăng mức LDL hoặc cholesterol xấu trong cơ thể. Mức cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đau ngực.

Chất béo xấu trong dầu chiên đi chiên lại có thể gay bệnh ticm mạch.

2.3 Nhiều axit hơn

Nếu cảm giác nóng rát trong dạ dày và cổ họng trở nên thường xuyên thì dầu ăn đã được hâm nóng có thể là thủ phạm gây ra nó. Tiêu thụ dầu thô có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit, cảm giác nóng trong dạ dày, các vấn đề về cổ họng và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, nếu bạn có nhiều axit hơn bình thường, hãy tránh ăn đồ ăn vặt ven đường và đồ chiên rán.

2.4 Các vấn đề về da

Các gốc tự do sinh ra từ dầu thừa cũng ảnh hưởng đến da vì nó đẩy nhanh quá trình lão hóa. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại độc tố có tên 4-hydroxy-trans-2-nonenal (HNE) hình thành khi các loại dầu như hạt cải, ngô, đậu nành và dầu hướng dương được hâm nóng.

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm có chứa HNE từ dầu ăn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh Huntington, các rối loạn gan khác nhau và ung thư. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, HNE phản ứng với DNA, RNA và protein ảnh hưởng đến các quá trình tế bào cơ bản.

2.5 Ngộ độc thực phẩm

Nhiều khi dầu đã qua sử dụng không được lọc kỹ trước khi cất giữ và kết quả là có những mảnh thức ăn thừa trong đó. Nếu cùng một loại dầu không được bảo quản lạnh, nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium boutlinum phát triển, từ đó sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm đến tính mạng.

BS Lê Thảo Nguyên - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Quận 11 TP. Hồ Chí MinhCác nguy cơ sức khỏe khác liên quan đến việc ăn thực phẩm trong dầu ăn chiên đi chiên lại là gây ra tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát và mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch...

3. Làm gì để giảm sử dụng dầu ăn hâm nóng?

3.1 Chuyển sang thức ăn tự nấu

Thực phẩm chế biến tại nhà là loại thực phẩm tươi ngon nhất và lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn. Nấu thức ăn ở nhà cho phép người nội trợ quyết định thành phần nào đi vào thức ăn. Từ dầu ăn đến carbs, protein, chất béo và chất xơ, thực phẩm chế biến tại nhà có thể cung cấp một chế độ ăn cân bằng hoàn hảo cần thiết để có sức khỏe tốt và giảm cân.

3.2 Nấu thức ăn với số lượng ít

Đây là một cách hiệu quả để giảm lượng dầu ăn dư thừa. Tính toán lượng thức ăn bạn cần cho một bữa ăn cụ thể để tránh lãng phí thức ăn. Nấu thức ăn tươi càng thường xuyên càng tốt. Nấu thức ăn với số lượng ít cũng có thể giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn - đây là cách thực hành quan trọng nếu bạn muốn giảm cân.

3.3 Mang theo đồ ăn tự nấu khi đi du lịch

Khi đi du lịch hoặc không có mặt ở nhà hoặc nơi làm việc, hãy mang theo thức ăn. Điều này sẽ giúp thực hiện tốt và có kiểm soát chế độ ăn nếu bạn đang kiêng hoặc giảm cân và cũng tránh ăn thức ăn có nhiều khả năng được nấu bằng dầu hâm nóng. Hoặc cũng có thể chọn thức ăn nhanh ít sử dụng dầu.

Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh như Alzheimer, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác thì việc tránh sử dụng dầu chiên đi chiên lại là việc rất cấp thiết. Vì nó sẽ góp phần làm tăng thêm tình trạng viêm trong các tình trạng vốn đã dễ viêm của cơ thể.

Dùng lại dầu ăn có thể gây ung thư

Nhằm mục đích tiết kiệm, nhiều gia đình, nhất là các quán ăn nhà hàng thường dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng để chiên rán nhiều món ăn khác nhau, thậm chí để cả chảo dầu rán từ ngày này sang ngày khác và tái sử dụng.

Dầu ăn là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp. Ngoài ra, chúng còn là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Dầu ăn cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những tác hại có thể gặp đối với sức khỏe khi tái sử dụng dầu ăn:

Món tuyệt đối không nên ăn trước khi tập luyện

Bạn không nên ăn thực phẩm giàu chất béo trước khi tập vì cơ thể cần nhiều năng lượng để xử lý và khiến bạn chậm chạp.

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe. Nhưng giữa lịch trình công việc bận rộn, gia đình và các trách nhiệm khác, chúng ta có thể khó có đủ năng lượng.

Các chuyên gia cho biết, một số loại thực phẩm nâng cao hiệu suất tập luyện thể thao của bạn. Bên cạnh đó, cũng có một loại thực phẩm bạn không bao giờ nên ăn trước khi tập do ức chế hiệu quả vận động.

Lên kế hoạch cho các bữa ăn

Thức ăn cung cấp nhiên liệu, vì vậy ăn không đủ khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chóng mặt và đói.

Nhưng ăn sai thực phẩm trước khi tập luyện sẽ làm bạn đầy hơi, lờ đờ hoặc buồn nôn. Tất cả đều ảnh hưởng tới thành tích thể thao của bạn.

Điều quan trọng là đạt được sự cân bằng phù hợp của các chất dinh dưỡng để tăng thời gian trên máy chạy bộ hoặc tập tạ. Việc lập kế hoạch ăn uống hỗ trợ tiêu hóa trước khi tập gym rất quan trọng.

Theo Mayo Clinic, tốt nhất chỉ nên tập luyện sau bữa ăn chính ít nhất 3 đến 4 giờ. Bạn có thể nhâm nhi đồ ăn nhẹ từ 1 tới 3 giờ trước khi tập, điều này giúp bạn tăng thêm một chút năng lượng, ngăn chặn cơn đói làm bạn mất tập trung.

Món không nên ăn trước khi tập

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, chất béo lành mạnh là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, cần chiếm khoảng 35% lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên ăn thực phẩm giàu chất béo trước khi tập luyện. Đó là bởi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để xử lý chất béo và điều này có thể làm bạn chậm chạp khi tập thể dục.

Nếu chọn chất béo cho bữa ăn nhẹ trước khi tập, tốt nhất bạn nên tránh chất béo bão hòa để có được những lựa chọn bổ dưỡng hơn. Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm các loại hạt, quả bơ, cá béo, hạt chia, trứng và dầu ô liu.

Chế độ ăn nhiều carbohydrate nâng cao hiệu suất thể thao

Các nghiên cứu đã chỉ ra, ăn các loại carbohydrate phức hợp trong những ngày và giờ trước khi tập luyện cường độ cao hoặc kéo dài có thể tăng cường sức bền.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Thể thao cho biết: “Mục tiêu chính của các chiến lược dinh dưỡng trước khi tập luyện là tối đa hóa lượng carbohydrate dự trữ”.

Trên thực tế, các nhà khoa học phát hiện, việc tăng lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống ở những ngày trước khi thi đấu thể thao kéo dài 90 phút trở lên sẽ làm tăng mức glycogen - dự trữ nhiên liệu để phát triển cơ - và nâng cao hiệu suất tập thể dục.

Chế độ ăn cân bằng mang tính quyết định

Mặc dù ăn carbohydrate là một cách tuyệt vời để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe tổng thể của mình là ăn nhiều loại thực phẩm cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng.

Chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất đều rất quan trọng và có trong thịt nạc, cá, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu.

Lắng nghe cơ thể khi thử kết hợp thực phẩm khác nhau có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng tối ưu.

Mon tuyet doi khong nen an truoc khi tap luyen

Tập thể dục vào buổi sáng hay buổi tối giảm mỡ bụng nhiều hơn?Đối với phụ nữ, tập thể dục vào buổi sáng giúp giảm mỡ bụng, giảm huyết áp.

Liên tục ăn hành tây để hạ huyết áp, U60 nhận kết bất ngờ

Bác Trương đọc báo biết nước ép hành tây có tác dụng hạ huyết áp. Kiên trì áp dụng ba tháng liên tục, bệnh nhân nhận cái kết không ngờ.

Lien tuc an hanh tay de ha huyet ap, U60 nhan ket bat ngo
 Bác Trương, 55 tuổi, mắc chứng huyết áp cao, uống thuốc điều trị gần 6 năm nay. Ba tháng trước, bác Trương đọc được thông tin uống nước ép hành tây hợp lý mỗi ngày có tác dụng hạ huyết áp nên hào hứng áp dụng. (Ảnh: 39Health)