Thực hư cách nhận biết rau muống tẩm hóa chất gây sốt mạng

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa HN khẳng định vắt chanh vào nước rau muống luộc không thể nhận biết được rau muống bị phun hóa chất.

Cách đây không lâu trên Facebook cá nhân N.B.H có chia sẻ cách nhận biết rau muống bị phun hóa chất.
Theo chia sẻ của chị H. khi vắt chanh vào nước rau muống, nước rau vẫn giữ nguyên màu xanh hoặc chuyển màu ít tức là rau đã bị nhiễm hóa chất “cực độc” còn nước rau muống chuyển sang màu đỏ hoặc vàng là rau an toàn.
Thuc hu cach nhan biet rau muong tam hoa chat gay sot mang
Chia sẻ của Facebook N.B,H 
“Một chuyên gia hóa học vừa tiết lộ cách phát hiện rau muống nhiễm hóa chất cực thú vị cho các bà nội trợ. Điều đặc biệt là nó không làm tốn kém thời gian và công sức của chị em chút nào, tất cả chỉ cần 1 giây (sau khi vắt chanh vào nước rau muống luộc) là các mẹ đã biết chính xác rau này có an toàn hay không!
Phương pháp này hoàn toàn khoa học nhé các mẹ! Các chuyên gia cho biết, thông thường, khi vắt chanh vào nước rau muống luộc, nước rau sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoặc màu vàng. Lý do trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu.
Trong khi nước chanh chứa lượng axit hữu cơ yếu là axit citric khá cao lên đến 8% khối lượng khô trong quả, nên khi vắt chanh sẽ làm thay đổi độ axit của nước rau. Điều này khiến cho màu của nước rau muống chuyển từ xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường.
Ngược trở lại, các mẹ lưu ý, với rau muống bị phun thuốc trừ sâu hoặc tăng trưởng, những hóa chất độc hại tồn dư trong thân, lá rau sẽ làm cho nước rau không chuyển màu như trên (nếu có cũng không đáng kể) khi vắt chanh vào. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhận biết rau có sạch hay không nhé các mẹ!”, chị H. chia sẻ.
Không những vậy, chị H. cũng chia sẻ thêm bí quyết giúp các chị em lưu ý khi chọn rau để hạn chế tối đa nguy cơ mua phải rau muống nhiễm hóa chất.
“Rau muống nhiễm hóa chất thường giòn hơn và lá thường có màu xanh đen (do hấp thụ nhiều kim loại và chủ yếu là chì). Thân rau muống thường to hơn so với mức bình thường. Khi luộc rau, bạn sẽ thấy nước rau còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa. Rau bị nhiễm độc chì thường có vị chát chứ không ngọt thơm như rau muống sạch.
Rau muống ngon nhất khi vào đúng vụ tầm tháng 4 đến tháng 6. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại rau quả theo mùa vì chúng dễ phát triển mà không cần nhiều phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản nên sẽ an toàn hơn, nhiều dưỡng chất hơn và giá cả cũng rẻ hơn nữa.
Muốn chọn rau muống ngon, an toàn bạn cần dựa vào một số đặc điểm: rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng cứng, khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng. Nếu rau có hiện tượng héo, lá quắt, bạc màu rất có thể đã là rau của ngày hôm qua hoặc rau để lâu chưa bán được thì cũng không nên mua các mẹ nhé!
Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên mua ở cửa hàng rau sạch, siêu thị uy tín để lựa chọn được sản phẩm an toàn với sức khỏe của bản thân cũng như là các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, trước khi nấu, bạn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ phần nào hóa chất còn sót lại trên rau...”, chị H. cho hay.
Dòng chia sẻ này của chị H. nhanh chóng nhận được sự chú ý và chia sẻ của mọi người. Tuy nhiên không ít người cũng không đồng ý với phương pháp này bởi rau sạch tự trồng khi vắt chanh cũng vẫn có màu như vậy.
Thuc hu cach nhan biet rau muong tam hoa chat gay sot mang-Hinh-2
Nhiều người không đồng ý với cách phân biệt này bởi rau nhà họ tự tay trồng nhưng nước rau vẫn có màu xanh khi vắt chanh. 
Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa HN về vấn đề này. Ông Thịnh khẳng định vắt nước chanh vào nước rau muống luộc hay các loại rau luộc khác không thể nhận biết được rau phun hóa chất hay không.
Lý giải về việc nước rau chuyển màu khi vắt chanh vào, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ nước rau luộc xanh là do trong nước có nhiều chất kiềm, chỉ cần vắt một chút chanh là nước rau thành màu đỏ hoặc mất màu.
Thuc hu cach nhan biet rau muong tam hoa chat gay sot mang-Hinh-3
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Ảnh: Internet) 
“Nước rau nào lá màu xanh khi luộc lên cũng sẽ có màu xanh. Bản chất rau lá màu xanh đều có chlorophyll hay còn gọi chất diệp lục tố. Diệp lục tố có đặc tính nếu trong môi trường axit sẽ chuyển hóa thành chất pheophytin màu xám tro hoặc màu hồng.
Ngược lại nếu để trong môi trường kiềm sẽ biến thành màu xanh. Vì thế nước rau khi luộc sẽ hòa lẫn một ít chlorophyll (diệp lục tố có trong rau), khi vắt chanh vào trong môi trường axit, chlorophyll sẽ chuyển thành pheophytin và nó có màu hồng hoặc màu xám tro.
Nếu muốn cho nước rau màu xanh trở lại chỉ cần biến nó thành môi trường kiềm bằng cách cho thuốc muối mà người ta uống đau dạ dày vào. Màu xanh như cũ sẽ trở lại. Những điều này giống như ảo thuật vậy.
Nếu như luộc rau mà nước rau đỏ chỉ cần cho một ít thuốc muối vào nước rau sẽ thành màu xanh”, PGS.TS Thịnh cho biết.
Ông cũng giải thích thêm về trường hợp nước rau có màu xanh đậm mà mọi người hay thấy.
“Đôi khi nước rau luộc xanh lè trong trường hợp đó cũng là phản ứng hóa học. Bản thân chlorophyll có nhân tố Magie được thay bằng nhân tố khác bền nên sẽ tạo thành Chlorophyllin có màu xanh đậm.
Chính bởi vậy, nếu mọi người thấy nước rau có màu xanh rất đậm là do trong nước có tính vôi nhiều quá (hay cứng nhiều), canxi vào trong vị trí đó biến thành môi trường kiềm làm cho chất diệp lục tố biến thành Chlorophyllin và thành màu xanh đậm, chứ không phải là rau nhiễm thuốc trừ sâu nhiều”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.

Bí kíp trị mụn đầu đen, mụn cám “thần kỳ” bằng kén tằm

(Kiến Thức) - Chị em đang truyền tai nhau bí kíp làm đẹp "kỳ diệu" từ kén tằm với giá "siêu mềm" mà lại cực hiệu nghiệm đặc trị mụn đầu đen, mụn cám.

Bi kip tri mun dau den, mun cam
 Xung quanh chiếc kén có nhiều sợi tơ với công dụng tẩy tế bào chết cho da. Hơn nữa trong kén tằm chiếm tới 40 % là thành phần protein, khi bạn massage da mặt, dưỡng chất protein sẽ thẩm thấu và dưỡng sâu vào da. Không chỉ có tác dụng làm sạch mụn mà còn đem lại vẻ láng mượt, mịn màng cho làn da của bạn. Ảnh: sakurahcm.com.

Những cấm kị cần biết khi ăn rau muống mùa hè

(Kiến Thức) - Rau muống là loại rau ngon, thông dụng nhưng ăn rau muống không đúng cách có thể khiến bạn gặp vấn đề không mong muốn về sức khỏe.

Nhung cam ki can biet khi an rau muong mua he
 Một trong những sai lầm khi ăn rau muống là đun nấu chưa chín kỹ, khi đó bạn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. 

Bệnh viện tư nhân “tố” BHXH Thanh Hóa phân biệt bệnh viện công tư

BHXH Thanh Hóa không cho bệnh viện chuyên khoa tư nhân khám chữa bệnh bảo hiểm ngày nghỉ lễ ảnh hưởng đến quyền lợi người mua thẻ BHYT.

Trong khi nhu cầu của người dân cũng như nhiều bệnh viện, phòng khám chuyên khoa được khám chữa bệnh vào ngày nghỉ lễ thứ 7, Chủ nhật thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa lại từ chối cho một số bệnh viện được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) vì cho rằng nhu cầu khám chữa bệnh vào 2 ngày cuối tuần không nhiều.
Benh vien tu nhan “to” BHXH Thanh Hoa phan biet benh vien cong tu
  Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở một bệnh viện tại Thanh Hóa.

Đưa con xuống thành phố khám chữa bệnh, loanh quanh gần hết buổi sáng tới 2 bệnh viện mà không thể khám thẻ BHYT cho con, anh Trịnh Xuân Hà ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bức xúc chia sẻ: “Tôi là bộ đội đóng quân tận tỉnh Bắc Giang, tranh thủ về phép tính toán sắp xếp thời gian đúng vào ngày Chủ nhật để đưa con lên Thành phố Thanh Hóa khám mắt cho đỡ lỡ buổi học của cháu. Nhưng từ sáng đến giờ tôi đến Bệnh viện mắt Bình Tâm này là bệnh viện thứ 2 từ chối khám thẻ BHYT.

Họ yêu cầu tôi chuyển sang khám dịch vụ cho cháu. Từ quê ra thành phố cả đi về quãng đường 80km không có lẽ lại về không. Với đồng lương bộ đội thì thật là quá nhiều để trả các chi phí khám dịch vụ cho cháu. Chỉ cách đây 1 năm tôi đưa người nhà đến bệnh viện này KCB vẫn được khám thẻ BHYT, thật không hiểu làm sao!”.

Theo BHXH tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh này có 73 cơ sở y tế thì 25 cơ sở y tế chưa được ký hợp đồng KCB BHYT vào ngày thứ 7, Chủ Nhật.

Ông Lê Kim Miên, Phó Trưởng phòng Giám định BHXH tỉnh Thanh Hóa cho biết, lý do khiến một số cơ sở y tế chưa được ký hợp đồng KCB BHYT là do nhu cầu KCB của người dân đối với các bệnh viện chuyên khoa vào ngày nghỉ, ngày lễ chưa có, cho nên BHXH chưa đồng ý ký hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở này. Mặt khác, sau khi thông tuyến, các bệnh viện đa khoa trên địa bàn đã đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh tới các bệnh viện đa khoa khám. Điều quan trọng là phía các bệnh viện không có ý kiến gì, cho nên hai bên thỏa thuận ký hợp đồng loại không có KCB BHYT ngày thứ 7, Chủ nhật.

Theo ông Miên, BHXH tỉnh Thanh Hóa khảo sát nhu cầu KCB ngày nghỉ, ngày lễ của người dân tại các bệnh viện chuyên khoa, dựa trên cơ sở dữ liệu KCB năm 2016 của các cơ sở y tế này thấy số người bệnh không tăng vào ngày thứ 7, Chủ nhật.

Phó Trưởng phòng Giám định BHXH tỉnh Thanh Hóa khẳng định, BHXH tỉnh Thanh Hóa không phân biệt bệnh viện công hay tư. “Nếu các bệnh viện có nhu cầu và đủ điều kiện thì các bên sẽ cùng ngồi lại thương thảo để bổ sung hợp đồng, phối hợp giải quyết vì mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT”.

Cũng theo ông Miên, BHXH tỉnh Thanh Hóa mới chỉ nghe đề xuất “miệng” của các bệnh viện tư nhân, còn đến nay chưa nhận được bất cứ văn bản nào yêu cầu KCB thêm vào ngày thứ 7, Chủ nhật. “Chỉ cần có văn bản yêu cầu, chúng tôi sẽ có hướng dẫn, đồng thời phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, thẩm định, khảo sát, đánh giá lại cơ sở vật chất và nhu cầu của người dân. Trong thời hạn 15 ngày là có văn bản phản hồi”, ông Miên nói. Hiện chưa có quy định nào cấm bệnh viện chuyên khoa không được KCB ngày thứ 7, Chủ nhật mà chỉ là thỏa thuận giữa hai bên”, ông Miên nói.

Benh vien tu nhan “to” BHXH Thanh Hoa phan biet benh vien cong tu-Hinh-2
 Ông Lê Kim Miên, Phó Trưởng phòng Giám định BHXH tỉnh Thanh Hóa. 

Tuy nhiên, một số bệnh viện chuyên khoa tư nhân như: Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam, Bệnh viện Mắt Bình Tâm, Bệnh viện Tâm An, lại khẳng định BHXH tỉnh Thanh Hóa đã từ chối ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT của các bệnh viện này. Điều đáng ngạc nhiên là có bệnh viện đã được ký hợp đồng KCB BHYT ngày nghỉ, ngày lễ từ năm 2015, nhưng đột nhiên đến cuối năm 2016 bị BHXH dừng hợp đồng. Do không được ký hợp đồng từ tháng 1/2017, một số bệnh viện đã có văn bản đề nghị BHXH tỉnh Thanh Hóa cho phép KCB BHYT thứ 7, Chủ Nhật nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa cho biết, việc dừng KCB BHYT không xuất phát từ các bệnh viện mà lại là yêu cầu của cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hoá. Cơ quan BHXH tự ý bổ sung phụ lục yêu cầu không KCB BHYT vào ngày nghỉ vào hợp đồng cả năm. Lý do là cơ quan BHXH không đủ nhân lực, không đủ người giám định để làm các ngày cuối tuần.

Việc BHXH tỉnh Thanh Hóa từ chối ký hợp đồng KCB BHYT đối với các bệnh viện chuyên khoa là không bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở y tế để KCB của người bệnh có thẻ BHYT, không đúng chính sách thông tuyến huyện trong KCB.

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC, cơ sở y tế muốn tổ chức KCB BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ chỉ cần thông báo cho cơ quan BHXH và bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn. Trên cơ sở đó, Sở y tế và cơ quan BHXH sẽ tổ chức thẩm định các điều kiện, nếu đạt yêu cầu, cơ quan BHXH sẽ ký hợp đồng, cho phép KCB BHYT./.