Thủ tướng Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

(Kiến Thức) - Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Philippines chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang Biển Đông; đồng thời phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền hai nước của Trung Quốc.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vừa có cuộc gặp vào ngày hôm nay (21/5) tại Manila. Sau cuộc gặp này, 2 nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam và Philippines chia sẻ mối lo ngại sâu sắc về tình hình nguy hiểm trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tại Manila ngày 21/5.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines  Benigno Aquino III tại Manila ngày 21/5.
“Việt Nam và Philippines phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Trung Quốc phải chấm dứt hoàn toàn các vi phạm cũng như tuân thủ đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về cách Ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Về phần mình, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết, ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi quan điểm về việc hợp tác hàng hải cũng như thảo luận về việc 2 nước sẽ tăng cường khả năng phòng thủ cũng như tương tác trong việc giải quyết những thách thức an ninh.
“Tôi tin rằng, việc Philippines tiếp tục hợp tác với Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh sẽ góp phần thúc đẩy sự ổn định trong khu vực”, ông Aquino phát biểu.
Tổng thống Aquino cho rằng, việc tiếp tục hợp tác giữa Việt Nam và Philippines sẽ giúp 2 nước bảo vệ các nguồn tài nguyên biển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có chuyến thăm tới Philippines theo lời mời của Tổng thống Aquino để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tổ chức tại Manila.

Nét khác biệt cuộc sống thường nhật giữa Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Đức Dieter Leistner dành nhiều thời gian tới Triều Tiên và Hàn Quốc để chụp lại những hình ảnh khác biệt về cuộc sống thường nhật của hai nước trên.

Trong ảnh đầu tiên, các hành khách trên tàu điện ngầm phủ bóng thời gian ở thủ đô Bình Nhưỡng dường như khá rầu rĩ. Tuy nhiên, một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược cũng trên một chuyến tàu điện ngầm hiện đại ở thủ đô Seoul - mọi thứ trẻ trung, sôi nổi.
 Trong ảnh đầu tiên, các hành khách trên tàu điện ngầm phủ bóng thời gian ở thủ đô Bình Nhưỡng dường như khá rầu rĩ. Tuy nhiên, một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược cũng trên một chuyến tàu điện ngầm hiện đại ở thủ đô Seoul - mọi thứ trẻ trung, sôi nổi.

Sáp nhập Crimea, Nga phá vỡ mưu đồ hiểm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc Nga sáp nhập Crimea đã phá vỡ kế hoạch đầy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ)

Việc Nga bất ngờ sáp nhập Crimea hồi tháng 3 được phương tây nhận định là một bước đi chống lại chính phủ thân phương tây ở Kiev của Moscow. Tuy nhiên mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa Ukraine và Trung Quốc cũng có thể là một lý do khác.
Quan hệ Trung Quốc – Ukraine trước khi Nga sáp nhập Crimea