Thông tin sốc: Vũ trụ mở rộng nhanh hơn chúng ta tưởng

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà thiên văn học do Đại học California dẫn đầu đã thu được dữ liệu mới cho thấy vũ trụ đang mở rộng nhanh hơn các dự đoán trước đây.

Nghiên cứu được đưa ra sau một cuộc tranh luận sôi nổi về việc vũ trụ đang mở rộng nhanh như thế nào, các phép đo cho đến nay cũng khác nhau tạo nên các làn sóng tranh luận mạnh mẽ.

Phép đo mới của nhóm thiên văn thuộc Đại học California thiên về Hubble Constant, một thông số để đo tốc độ mở rộng của vũ trụ.

Họ đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble (HST) của NASA kết hợp với hệ thống Quang học Thích ứng (AO) của Đài thiên văn WM Keck để quan sát ba hệ thống thấu kính hấp dẫn. Đây là lần đầu tiên công nghệ AO trên mặt đất được sử dụng để thu được thông số Hubble Constant.

Thong tin soc: Vu tru mo rong nhanh hon chung ta tuong
Nguồn ảnh: Space. 

Đồng tác giả Chris Fassnacht, Giáo sư Vật lý tại UC Davis nói: "Trong dự án này, lần đầu tiên chúng tôi sử dụng AO của Đài quan sát Keck trong phân tích mới. Trong nhiều năm qua, tôi phát hiện các quan sát AO có thể đóng góp rất nhiều cho nỗ lực này".

Kết quả của nhóm được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.

Kết hợp dữ liệu từ hằng số Hubble Constant qua các thiết bị thu thập được, họ đã tạo ra mô hình vũ trụ tiêu chuẩn, cho thấy vũ trụ đã mở rộng rất nhanh trong lịch sử của nó, sau đó sự giãn nở chậm lại do lực hấp dẫn của vật chất tối, và bây giờ là sự giãn nở đang tăng tốc trở lại do năng lượng tối, một thế lực bí ẩn đang gây tranh cãi trong giới thiên văn học.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, một thứ gì đó đâm sầm vào mặt tối của mặt trăng, tạo ra một lỗ rất lớn. Trải dài 1.550 dặm (2.500 km) và rộng 8 dặm (13 km) sâu ở lưu vực Nam Cực-Aitken, Earthlings là miệng núi lửa cổ xưa nhất và sâu nhất trên mặt trăng...

Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.

Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.

Bất ngờ hành tinh cực nóng hoàn thành quỹ đạo sau 18 giờ

(Kiến Thức) - Một ngoại hành tinh khổng lồ xoay quanh ngôi sao chủ của nó trong hơn 18 giờ, một nghiên cứu mới cho thấy. Ngoại hành tinh NGTS-10b lớn hơn 2,1 lần khối lượng của sao Mộc và bằng khoảng 1,2 lần đường kính của sao Mộc.

Trong hai thập kỷ qua, các nhà thiên văn học xác nhận sự tồn tại của hơn 4.000 thế giới bên ngoài hệ mặt trời của Trái đất. Những khám phá này đã tiết lộ rằng, một số trong số các ngoại hành tinh này giống như sao Mộc nóng, rất khác so với những gì nhìn thấy trong hệ mặt trời của Trái đất.

James McCormac, nhà thiên văn học tại Đại học Warwick, Anh nói: "Một sao Mộc nóng là một hành tinh lớn giống như sao Mộc, quay quanh ngôi sao chủ của nó trong khoảng thời gian dưới 10 ngày". "So sánh, Sao Mộc quay quanh mặt trời với khoảng thời gian xấp xỉ 12 năm".