Khám phá thú vị thiên hà lùn độc nhất UGC 685

(Kiến Thức) - Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA đã chụp được một bức ảnh mới nổi bật về một thiên hà lùn bất thường có tên UGC 685, có thể là mục tiêu tốt cho các nghiên cứu về quầng sáng vật chất tối.

Thiên hà lùn UGC 685 nằm cách khoảng 15,7 triệu năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Còn được gọi là LEDA 3974 và UZC J010722.4 + 164102, thiên hà này được nhìn thấy trong chòm sao Song Ngư.

Kham pha thu vi thien ha lun doc nhat UGC 685
Ngồn ảnh: Sci-new. 

Thiên hà UGC 685 được phân loại là thiên hà SAm - một loại thiên hà xoắn ốc không giới hạn.

Đây là một trong những thiên hà lùn, nơi hydro nguyên tử trung tính đang đạt tới mật độ lớn hơn nhiều so với các ngôi sao có trong nó, và có thể là mục tiêu tốt cho các nghiên cứu về quầng sáng vật chất tối.

Hình ảnh mới của UGC 685 được chụp trong một phần của cuộc Khảo sát UV Legacy ExtraGalactic (LEGUS), qua công nghệ thăm dò tia cực tím sắc nét.

Cuộc khảo sát này đang tìm hiểu các cấu trúc của thiên hà này và giải quyết các câu hỏi liên quan tới các ngôi sao, cụm sao, nhóm sao và các liên kết sao khác tồn tại trong toàn hệ thống.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

Giải mã vụ nổ Kilonova mới cực mạnh trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi kiểm tra lại dữ liệu từ GRB 160821B thì phát hiện vụ nổ kilonova, một vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng, xảy ra trong vũ trụ rộng lớn.

Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ tia gamma xảy ra trong thời gian ngắn, được đặt tên là GRB 160821B.

Đài thiên văn Swift Neil Gehreb của NASA bắt đầu theo dõi sự kiện vài phút sau khi xảy ra hiện tượng.