Suy thận cấp, sốc nhiễm khuẩn nguy kịch sau tán sỏi

Sau tán sỏi người bệnh cần biết tự theo dõi, chăm sóc đúng cách để tránh nguy cơ đáng tiếc xảy ra. Rất nhiều biến chứng sau tán sỏi cần biết cách chăm sóc.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân có tiền sử tán sỏi thận cách đây hai năm, nhập viện trong tình trạng nguy kịch với các triệu chứng sốt cao, rét run, tiểu buốt, mệt mỏi nghiêm trọng và thiểu niệu.

Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu nặng, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy thận cấp – một biến chứng nặng đe dọa tính mạng và đòi hỏi can thiệp y tế chuyên sâu kịp thời.

tan-soi.png

Sự việc này cho thấy đối với những bệnh nhân đã từng trải qua điều trị sỏi tiết niệu, đặc biệt là sau thủ thuật tán sỏi, bệnh nhân, người nhà cần có kiến thức hiểu biết để tự theo dõi và chăm sóc, phát hiện, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau quá trình tán sỏi, nếu người bệnh không tuân thủ lịch tái khám định kỳ hoặc xem nhẹ việc điều chỉnh lối sống, có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng:

Nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài: Tình trạng này có thể âm thầm tiến triển, dẫn đến nhiễm trùng huyết, một biến chứng nhiễm trùng toàn thân nguy hiểm.

Tái phát sỏi: Việc không duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành trở lại.

Ứ nước thận: Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây ứ đọng nước tại thận, ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của cơ quan này.

Suy thận cấp và sốc nhiễm khuẩn: Trong những trường hợp nghiêm trọng, các biến chứng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe thận một cách hiệu quả, người bệnh sau tán sỏi cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc chăm sóc tại nhà sau đây:

Đảm bảo lượng nước uống hàng ngày: Tiêu thụ đủ 2–2.5 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường quá trình đào thải của thận.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm lượng muối, hạn chế protein động vật, tránh xa đồ uống có gas và các chất kích thích.

Không nhịn tiểu: Thói quen này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.

Tái khám định kỳ: Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thường là sau 3–6 tháng, để kiểm tra tình trạng sỏi sót, đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Khẩn trương đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, kèm theo rét run; Tiểu buốt, nước tiểu đục màu hoặc có lẫn máu, lượng nước tiểu giảm đáng kể; Đau vùng hông lưng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

“Sau tán sỏi, nhiều bệnh nhân cảm thấy sức khỏe hồi phục nên thường có tâm lý chủ quan.

Tuy nhiên, nếu không được theo dõi sát sao, sỏi có thể âm thầm tái phát hoặc gây ra các biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng. Việc tuân thủ các biện pháp chăm sóc tại nhà một cách nghiêm túc là yếu tố then chốt để duy trì hiệu quả điều trị lâu dài.

Việc tái khám định kỳ, duy trì lượng nước uống đầy đủ và theo dõi sức khỏe thường xuyên là chìa khóa vàng để ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc sau tán sỏi”, các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu nhấn mạnh.

Tán sỏi tiên tiến cứu thận duy nhất cho người đàn ông 46 tuổi

Trường hợp bệnh nhân chỉ còn một thận và tái phát sỏi là một trong những thách thức lớn với bác sĩ. Nếu xử lý không chính xác có thể dẫn tới suy thận cấp, thậm chí tiến triển thành suy thận mạn tính.

Các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiết niệu – Nam học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, dưới hướng dẫn của siêu âm, cho bệnh nhân chỉ còn một thận duy nhất, mắc sỏi thận kích thước lớn và có tiền sử điều trị tiết niệu phức tạp.

Trước đó, ngày 17/4/2025, bệnh nhân Nguyễn Văn B. (46 tuổi, trú tại xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam) nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng thắt lưng phải. Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật tiết niệu hai bên nhiều lần, đã cắt bỏ thận trái, hiện chỉ còn thận phải nhưng lại tái phát sỏi với kích thước lớn.

Tán sỏi ngược dòng: công nghệ điều trị sỏi đột phá

Tán sỏi ngược dòng bằng ống nội soi mềm là phương pháp tán sỏi tiên tiến hiện nay được ứng dụng trong điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu nhất là sỏi thận.

Sỏi thận kích thước to

Các bác sĩ khoa Ngoại Thận – Tiết niệu bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tập huấn "Cập nhật các phương pháp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận", đồng thời thực hiện thành công 04 trường hợp tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm.

Dùng me đất chữa sỏi thận, tiểu đường, người phụ nữ suy thận cấp

Vấn đề dùng cây cỏ để chữa bệnh, mặc dù được cho là thảo dược, nghe có vẻ lành tính, thậm chí có loại dùng làm thuốc, nhưng đã là thuốc cần phải tuân theo nguyên tắc khám chữa bệnh, quản lý thuốc và dùng thuốc.

Suy thận cấp do hái cây me dại ngoài vườn sắc nước uống

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thận, suy thận cấp do tin theo lời giới thiệu trên mạng, hái cây dại mọc ngoài vườn sắc nước uống. Loại cây người phụ nữ uống được cho là cây me đất hoa tím. Đó là thông tin được Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cung cấp.