Bé gái Thái Lan suýt mất mạng do ăn phải kẹo dẻo chứa cần sa

Một bé gái Thái Lan, 2 tuổi, đã phải nhập viện cấp cứu sau khi vô tình ăn khoảng 10 viên kẹo dẻo có pha cần sa.

Theo thông tin từ VTV ngày 6/7, một bé gái 2 tuổi tại Thái Lan đã rơi vào tình trạng cấp cứu sau khi ăn khoảng 10 viên kẹo dẻo nghi có pha cần sa. Trước đó, giáo viên tại trường mẫu giáo phát hiện bé có dấu hiệu bất thường như mắt lờ đờ, buồn ngủ và bỏ ăn trưa. Ngay lập tức, gia đình được thông báo và bé được đưa vào bệnh viện.

Kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể bé có chứa chất THC, hoạt chất gây tác động thần kinh có trong cần sa. Đây là loại thực phẩm đang bị cảnh báo tại Thái Lan do nguy cơ gây ngộ độc ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi được đóng gói bắt mắt giống kẹo thông thường.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chưa dừng lại ở đó, sau lần nhập viện đầu tiên, bé gái tiếp tục phải tái nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ảo giác kéo dài nhiều ngày.

Trước diễn biến nguy hiểm, cha của bé gái đã đệ đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra và truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, phân phối loại kẹo độc hại này.

Người cha cũng công khai toàn bộ sự việc trên mạng xã hội với mục đích cảnh báo cộng đồng và kêu gọi chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ các thực phẩm có pha chất gây nghiện, nhất là những sản phẩm dễ bị trẻ em tiêu thụ nhầm.

Hiện tại, nguồn gốc chính xác của gói kẹo vẫn chưa được xác minh. Tuy nhiên, hình ảnh từ truyền hình cho thấy bao bì sặc sỡ, không có cảnh báo rõ ràng nào về thành phần chứa cần sa, điều khiến không ít phụ huynh lo lắng.

Sự việc bé gái 2 tuổi ngộ độc vì ăn nhầm kẹo dẻo có chứa THC một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ trẻ em trở thành nạn nhân của các sản phẩm có nguồn gốc từ cần sa, đặc biệt khi chúng được ngụy trang dưới vỏ bọc “thực phẩm” hấp dẫn, đầy màu sắc.

Ảnh minh họa: The Nation

Ảnh minh họa: The Nation

Theo VOV, Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan Somsak Thepsutin cũng đã bày tỏ lo ngại về vụ việc, đồng thời chỉ đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cùng các Văn phòng Y tế Công cộng Tỉnh (PPHO) tiến hành kiểm tra và xử lý liên tục cho đến khi các sản phẩm vi phạm được loại bỏ hoàn toàn khỏi thị trường.

Theo quy định tại Thái Lan, các sản phẩm chứa chiết xuất cần sa vượt giới hạn cho phép hoặc không có nhãn mác phù hợp sẽ bị xử lý nghiêm, với hình phạt tiền lên tới 30.000 Baht (hơn 900 USD), tù giam tối đa 3 năm, hoặc cả hai

Bộ trưởng Somsak cũng trích dẫn dữ liệu từ Khoa Tâm thần, Đại học Chulalongkorn, cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên Thái Lan (18–19 tuổi) sử dụng cần sa đã tăng từ 1–2% năm 2020 lên gần 10% vào năm 2022.

Các cửa hàng cần sa không có giấy phép cũng sẽ bị truy tố, với mức phạt lên tới 1 năm tù giam hoặc phạt tiền 20.000 Baht (hơn 600 USD). Các cửa hàng được cấp phép hoạt động nhưng vi phạm điều kiện hoạt động cũng có thể bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép.

Cục Y học Cổ truyền và Thay thế Thái Lan đang phối hợp với các cơ quan liên quan để tiến hành thanh tra hàng tuần tại các cửa hàng cần sa trên toàn quốc. Người dân được khuyến khích báo cáo các sản phẩm đáng ngờ hoặc gây phản ứng phụ qua đường dây nóng của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) và các cơ quan y tế liên quan.

Người bệnh đái tháo đường hôn mê do ngộ độc Opioid

Người bệnh đang sử dụng thuốc giảm đau Opioid, sau 15 phút, uống cà phê và hút một điếu thuốc, bệnh nhân khó thở, tím tái, mất ý thức hôn mê.

Người bệnh đang sử dụng thuốc giảm đau Opioid, sau 15 phút, uống cà phê và hút một điếu thuốc bệnh nhân khó thở, tím tái, mất ý thức hôn mê.

Mất ý thức và hôn mê nhanh

Sử dụng cồn y tế giả chứa methanol, nguy hại thế nào?

Các chai cồn y tế giả chứa methanol là mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng, có thể gây ngộ độc cấp tính, tổn thương não, mù mắt... thậm chí tử vong.

Ngày 17/6, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hà Nội cho biết đã tạm giữ hình sự Phạm Đình Tuấn (SN 1988, trú tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) cùng anh trai là Phạm Đình Dũng (SN 1986) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là cồn y tế.

Lật tẩy mánh lới sản xuất cồn y tế giả

Trẻ ngộ độc chì sau 7 ngày bôi, uống thuốc cam chữa viêm da

Chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây tổn thương trên nhiều cơ quan như thần kinh, huyết học, gan, thận, dạ dày đường ruột, tim mạch…

Ngày 18/6, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết đã tiếp nhận 1 trường hợp trẻ ngộ độc chì sau bôi và uống thuốc cam 7 ngày.

Theo đó, ngày 5/6, bé gái P.L.G.H, 5 tuổi (Quảng Xương, Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều. Qua khai thác bệnh lý được biết trẻ tiền sử viêm da cơ địa đã đi khám ở Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, phòng khám tư, đã dùng thuốc nhiều nhưng bệnh hay tái phát.