Bệnh Moyamoya, mạch máu như làn khói, gây đột quỵ nặng nề

Moyamoya là bệnh mạch máu não hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh trong, động mạch não, khiến các mạch máu phụ giống “làn khói".

Các bác sĩ khoa Thần kinh, Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy vừa cấp cứu thành công một trường hợp nữ bị nhồi máu não do bệnh Moyamoya – một căn bệnh mạch máu não hiếm gặp, tiến triển mạn tính, có nguy cơ để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo đó, bệnh nhân S.T.M (45 tuổi, Quảng Ninh), được đưa đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng đột ngột yếu liệt nửa người bên trái, không đi lại được, nói khó, đau đầu. Bệnh nhân được kích hoạt quy trình cấp cứu đột quỵ não, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

mach-mau-nao-my.jpg
ThS.BS Giáp Hùng Mạnh cùng ê kíp đang tiến hành chụp máu não qua hệ thống DSA cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Kết quả chụp MRI và chụp mạch máu não (DSA) cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não cấp vùng vỏ não, liên quan đến hẹp tắc động mạch não giữa hai bên – đặc trưng của bệnh Moyamoya.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã nhanh chóng triển khai phác đồ điều trị cấp cứu, kết hợp chăm sóc tích cực, phục hồi chức năng sớm. Nhờ phát hiện và xử trí kịp thời, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, vận động dần phục hồi, giao tiếp trở lại bình thường, không để lại biến chứng nặng.

mach-mau-nao-my2.jpg
Kết quả chụp DSA - Ảnh BVCC
mach-mau-nao-my3.jpg
Kết quả chụp MRI - Ảnh BVCC

Theo ThS.BS Giáp Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Thần kinh, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy, Moyamoya là bệnh lý mạch máu não hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng hẹp hoặc tắc dần các động mạch cảnh trong và động mạch não, khiến não bộ hình thành các mạch máu phụ giống như “làn khói” – tên gọi "Moyamoya" xuất phát từ tiếng Nhật.

Bệnh có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu hoặc xuất huyết não, đặc biệt ở người trẻ tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm.

mach-mau-nao-my1.jpg
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khám lại cho bệnh nhân trước khi xuất viện - Ảnh BVCC

Bác sĩ Mạnh khuyến cáo người dân cần chủ động nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý mạch máu não, bao gồm: Đau đầu kéo dài, từng cơn, không rõ nguyên nhân; Tê yếu tay chân, nói ngọng, nhìn mờ thoáng qua; Cơn thiếu máu não thoáng qua, ngất không rõ nguyên nhân; Co giật, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao nên khám sàng lọc mạch máu não định kỳ. Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường vận động thể chất, ăn uống lành mạnh để bảo vệ hệ thống mạch máu não.

Đặc biệt, khi xuất hiện triệu chứng thần kinh cấp tính (đột ngột liệt nửa người, méo miệng, nói khó, đau đầu dữ dội…), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay trong “thời gian vàng” 3 đến 4,5 giờ đầu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đặt stent chuyển dòng trị phình mạch máu não, ngăn đột quỵ

Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Ngày 3/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công kỹ thuật đặt stent chuyển dòng can thiệp điều trị phình mạch máu não, ngăn ngừa đột quỵ cho người bệnh 33 tuổi.

Đau đầu không ngờ phình động mạch dọa vỡ nguy cơ tử vong

Cứu bệnh nhân đột quỵ não cấp do tắc động mạch cảnh

Tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong, một tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời.

Đang ăn cơm đột quỵ não cấp

Ngày 27/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết, các bác sĩ bệnh viện đã can thiệp thành công, cứu sống bệnh nhân nam 58 tuổi bị đột quỵ não cấp do tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong, một tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời

Tiêm Botulinum toxin nhóm A điều trị co cứng cơ sau đột quỵ

Co cứng cơ là một trong những biến chứng phổ biến sau đột quỵ, thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động, cuộc sống, khả năng hồi phục của người bệnh.

Co cứng cơ biến chứng phổ biến sau đột quỵ

Co cứng cơ là một trong những biến chứng phổ biến sau đột quỵ, thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động, chất lượng cuộc sống và khả năng hồi phục của người bệnh.