Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm "Xi Chuan Qi"

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý sản phẩm Xi Chuan Qi nghi giả mạo.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh sản phẩm Xi Chuan Qi (Thấp truyền kỳ, loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp) do Hongkong Wisdom Medical Factory sản xuất, vì nghi ngờ sản phẩm này kém chất lượng hoặc có dấu hiệu giả mạo.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, hồ sơ liên quan đến sản phẩm Xi Chuan Qi đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuyển đến với cảnh báo nghi vấn về chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông tin tới các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng và người dân biết để không bán, sử dụng sản phẩm Xi Chuan Qi.

Đồng thời, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng thuốc cổ truyền, dược liệu; Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc cổ truyền, dược liệu giả, không có nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng theo quy định, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.

Cục cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua thuốc, đặc biệt là các sản phẩm y học cổ truyền được rao bán trên mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử hoặc từ những nguồn không rõ ràng. Việc sử dụng thuốc không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như dị ứng, ngộ độc, suy gan, suy thận, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý sẵn có.

Sức khỏe người dân là ưu tiên hàng đầu. Trước thực trạng thuốc cổ truyền giả đang ngày càng tinh vi và phổ biến, người dân cần nâng cao cảnh giác, không nhẹ dạ tin vào quảng cáo sai sự thật, chủ động hợp tác với cơ quan chức năng khi có nghi vấn về sản phẩm bất thường.

Trước đó, nhằm triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược liệu và y học cổ truyền, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã thành lập hai đoàn kiểm tra đột xuất trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với sản phẩm 'Xi Chuan Qi' trên toàn quốc- Ảnh 1.

Sản phẩm Xi Chuan Qi/Ảnh SKĐS

Các đoàn kiểm tra sẽ tiến hành giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt là kiểm soát nghiêm ngặt nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, các đoàn cũng sẽ thanh tra các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi hành nghề không phép, kê đơn sai quy định và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở y học cổ truyền.

Các sở Y tế được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và quản lý thị trường để truy xuất nguồn gốc dược liệu và thuốc cổ truyền lưu hành trên địa bàn.

Mọi hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh, sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đặc biệt nhấn mạnh việc siết chặt công tác quản lý hoạt động thông tin và quảng cáo trong lĩnh vực y học cổ truyền. Các Sở Y tế cần rà soát, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản phẩm, đưa ra thông tin thiếu cơ sở khoa học hoặc chưa được kiểm chứng.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cũng đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời tuyên truyền, yêu cầu các nhà khoa học, người hành nghề ký cam kết không phát tán thông tin sai lệch về sản phẩm. Những trường hợp vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Nội phát hiện, bắt giữ hơn 2.000 vụ buôn lậu, hàng giả

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 2.176 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 2.068 vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả.

Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội vừa thông tin, nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 2.176 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 2.068 vụ vi buôn lậu, sản xuất hàng giả. Trong đó, có 771 vụ hàng nhập lậu, 718 vụ hàng giả và 251 vụ kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.

Thương mại điện tử tiếp tục là điểm nóng với 72 vụ vi phạm trong 6 tháng, riêng tháng 6 là 33 vụ. Hành vi phổ biến là kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm và phụ kiện không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, 23 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu và 7 vụ liên quan đến khí N2O (bóng cười) cũng đã bị lực lượng chức năng xử lý. Số tiền thu nộp ngân sách từ xử phạt và tịch thu, tiêu hủy hàng vi phạm đạt hơn 88,2 tỷ đồng.

Ngoài kem chống nắng giả, Athena Việt Nam còn sản phẩm gì?

Ngoài kem chống nắng giả, Athena Việt Nam còn sản xuất hàng chục sản phẩm khác. Liệu các sản phẩm này có đảm bảo chất lượng?  

Bộ Công an mới đây cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Athena Việt Nam do Đường Văn Thiết (sinh năm 1981, thường trú tại phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) làm Giám đốc có hành vi sản xuất mỹ phẩm giả.

Mỹ phẩm Athena được quảng cáo “tận mây xanh”

Bộ Y tế đề xuất thực phẩm bổ sung không còn được tự công bố

Sau hàng loạt vụ việc gây bức xúc liên quan tới thực phẩm giả, Bộ Y tế đưa ra đề xuất thực phẩm bổ sung không còn được tự công bố sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 3/7 thông tin, phiên bản dự thảo mới nhất (lần thứ 8) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 có nhiều điểm mới.

9.jpg
Kho sản xuất sữa bột giả bị công an phát hiện, triệt phá hồi đầu tháng 4. Nhiều sản phẩm công bố chứa chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột quả óc chó... nhưng thực tế không có. Ảnh: VTV