Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần, 6 ca tử vong, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

(Kiến Thức) - Tính tới nay, cả nước đã có 87.806 ca sốt xuất huyết, trong đó có 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc tăng 3,1 lần và dự kiến tiếp tục tăng lên.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết có xu hướng lan rộng, ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ký công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện, sở y tế và y tế các bộ, ngành tăng cường điều trị sốt xuất huyết.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, sở y tế và y tế các bộ, ngành thực hiện ngay 8 điều để nâng cao chất hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết:
Sot xuat huyet tang gap 3 lan, 6 ca tu vong, Bo Y te chi dao khan
Tính tới nay, cả nước đã có 87.806 ca sốt xuất huyết, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Ảnh minh họa: Internet. 
Một là, rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh sốt xuất huyết cho phù hợp với tình hình dịch; tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, khám lại.
Hai là, tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu để an tâm điều trị đúng tuyến, hạn chế quá tải các tuyến, không để người bệnh nằm ghép.
Ba là, tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết tại cơ sở khám, chữa bệnh trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh có diễn biến nặng lên.
Bốn là, tăng cường củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh.
Năm là, bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh...
Sáu là, Sở Y tế các tỉnh giao nhiệm vụ, phân công, điều phối kinh phí cho bệnh viện đa khoa và bệnh viện nhi, sản nhi để các bệnh viện này trực tiếp tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong địa bàn.

Video "Sốt xuất huyết có thể thành dịch". Nguồn: VTC.

Bảy là, các bệnh viện tuyến trên tích cực, chủ động tập huấn, chỉ đạo tuyến, điều chỉnh các quy trình tiếp nhận, xử lý, theo dõi, điều trị phù hợp với tình hình của từng bệnh viện. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới theo khu vực đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công.
Cuối cùng là thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phun, diệt muỗi, phòng muỗi đốt cho người bệnh và người nhà người bệnh và nghiêm túc thực hiện việc báo cáo dịch theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định tình hình thời tiết nắng nóng bất thường, mưa nhiều khiến bệnh SXH có chiều hướng gia tăng trong mùa hè. Thế nhưng, nhiều địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho ngành y tế. "Một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng chống dịch; chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy); chưa đưa con, em, người thân trong gia đình đi tiêm chủng theo lịch hẹn, từ đó khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát", Bộ trưởng Bộ Y tế nhận xét.
Nhấn mạnh việc "không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết", Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị toàn ngành y tế, các địa phương đẩy mạnh truyền thông, chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh; từ đó đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

Tâm thư gửi người em đã từng yêu và giờ hận đến khôn cùng

Xót xa hơn chính anh là người vô tình thốt ra câu xúc phạm em: “Đồ không biết đẻ”. Em có đẻ được hay không thì anh là người biết rõ hơn ai hết. Vợ chồng trẻ mà 6-7 tháng mới chạm vào người nhau một lần thì lấy đâu ra có con hả anh?

Vậy là đã bước sang năm thứ 7, em theo anh về làm vợ. 7 năm làm vợ cộng với 4 năm yêu, tổng lại chúng ta cũng gắn bó với nhau được 11 năm anh nhỉ?

Làm gì để phòng bệnh khi Hà Nội đang vào mùa dịch sốt xuất huyết?

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tăng. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và ho gà có xu hướng tăng. Theo đó, tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc SXH, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Theo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà.

10 loại nước ép cực tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết

(Kiến Thức) - Dưới đây là một vài loại nước ép trái cây có hiệu quả để chống lại bệnh sốt xuất huyết, cung cấp nước cho cơ thể và tăng lượng tiểu cầu.

10 loai nuoc ep cuc tot cho benh nhan sot xuat huyet
1. Nước ép lựu: Loại nước trái cây này có hiệu quả trong việc tăng số lượng tiểu cầu cho người bệnh sốt xuất huyết. Nó thúc đẩy sự phát triển của lymphocytes trong cơ thể, chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Một chén hạt lựu nên được pha với 2 ly nước, lọc và uống. Ảnh: Boldsky.