Làm gì để phòng bệnh khi Hà Nội đang vào mùa dịch sốt xuất huyết?

(Kiến Thức) - Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tăng. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 18 đến 24/3) số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và ho gà có xu hướng tăng. Theo đó, tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc SXH, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong.
Theo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thế nhưng, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng. Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà.
Lam gi de phong benh khi Ha Noi dang vao mua dich sot xuat huyet?
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại BV Bạch Mai, Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong. 
Theo Cục Y tế dự phòng, muốn phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, mọi người dân đều phải chủ động. Đến nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Vệ sinh liên tục hoặc thả cá ở lu chứa nước để muỗi truyền sốt xuất huyết không có chỗ đẻ trứng.
Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu sinh trưởng ở những môi trường nước như lọ hoa, chậu thủy sinh, bể chứa nước, các phần chứa nước đọng nước làm mát của tủ lạnh, điều hòa... Vì thế, bạn cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Bên cạnh đó, phải luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng dễ bị muỗi đốt và truyền bệnh.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… để diệt các ổ muỗi.
Để tránh bị muỗi đốt dẫn tới lây bệnh sốt xuất huyết thì đi ngủ nên buông màn kể cả ngày lẫn đêm.
Bên cạnh đó hãy thực hiện các biện pháp để diệt và đuổi muỗi trong nhà như lắp lưới chống muỗi, xịt diệt muỗi và phun diệt muỗi định kỳ.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
Khi bị sốt và xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

4 ca tử vong vì sốt xuất huyết cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt khi mùa mưa đang tới.

Tại Việt Nam, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 20.522 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 04 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa. So với cùng kỳ năm 2017 số mắc cả nước giảm 41,4%, số tử vong giảm 8 trường hợp.
Dù số ca mắc sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu gia tăng trong các tháng đầu năm và giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên hiện nay khu vực miền Nam, miền Trung, Tây nguyên đang bắt đầu vào mùa mưa, khu vực miền Bắc vào mùa hè... đây là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh, nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát triển nhanh các ổ dịch bệnh sốt xuất huyết dẫn đến bùng phát dịch là rất cao.

Sức khỏe của những trẻ nhập viện vì nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh giờ ra sao?

Trong hàng trăm trường hợp dương tính với kháng thể ấu trùng sán dây lợn, bác sĩ đã chỉ định 17 trẻ ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ở lại viện điều trị.