"Soi" hành tinh ngoại lai lớn gấp đôi Trái đất mới phát hiện

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện một hành tinh ngoại lai xa xôi, được cho là có kích thước gần gấp đôi Trái đất và có thể có nước lỏng trên bề mặt, nằm trong vùng có thể ở được.

Theo đó, hành tinh ngoại lai này được đặt tên là K2-288Bb, có thể là một hành tinh đá như Trái đất.

Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, hành tinh này được tìm thấy cách Trái đất 226 năm ánh sáng, trong chòm sao Kim Ngưu, theo tuyên bố từ NASA.

Nguồn ảnh: phys.
 Nguồn ảnh: phys.

Hành tinh K2-288Bb nằm trong một hệ sao gọi K2-288, thuộc loại sao M cách nhau khoảng 5,1 tỷ dặm (8,2 tỷ km) ngoài không gian, gấp khoảng sáu lần so với khoảng cách giữa sao Thổ và Mặt trời theo một tuyên bố mới.

Quan trọng hơn, K2-288Bb được ước tính là lớn bằng một nửa so với Mặt trời của Trái đất, trong khi ngôi sao đồng hành mờ hơn chỉ bằng một phần ba khối lượng và kích thước của mặt trời. Hành tinh K2-288Bb quay quanh ngôi sao nhỏ hơn và mờ hơn theo chu kỳ quỹ đạo cứ 31,3 ngày.

Hơn nữa, dữ liệu cho thấy K2-288Bb nằm trong vùng có thể ở được, có nghĩa là hành tinh này có thể có nước lỏng trên bề mặt, theo tuyên bố.

Xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất Vũ Trụ


Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm trong thiên hà NGC 3319 được phát hiện gây xôn xao giới khoa học. Đó là một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ, tác động lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc báo cáo những phát hiện mới về khu vực trung tâm của một thiên hà có tên là NGC 3319 cách Trái Đất khoảng 47 triệu năm ánh sáng.

Ở khu vực thiên hà NGC 3319, họ đã tìm thấy có một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ.