Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Một dạng silica khác nằm trong cát trải dọc trên các bãi biển và nó cũng là thành phần quan trọng để làm thủy tinh, kính, gương...

Kham pha sung sot ve viec sieu tan tinh phat no
Nguồn ảnh: Phys. 

Được biết, silica chiếm khoảng 60% vỏ Trái đất. Sự hiện diện rộng rãi của nó trên Trái đất là không có gì ngạc nhiên vì phần lớn có nguồn gốc từ các sao AGB phát nổ, phun trào ra lượng vật chất, bụi silic và rơi xuống Trái Đất.

Các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh G54.1 + 0.3 cũng đã ném một lượng nguyên tố “nặng” như lưu huỳnh, canxi và silicon và nhiều nhất là silica xuống Trái đất trong quá khứ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Thực hư chuyện một số ngôi sao đánh cắp lithium

(Kiến Thức) - Chuyện “ngôi sao đánh cắp lithium” trở thành chủ đề gây xôn xao giới khoa học thiên văn quốc tế. Các ngôi sao giàu lithium theo cách nào đó, chúng đã lấy thêm lithium lấp vào trong cuộc sống của mình.

Một số ngôi sao già được tìm thấy chứa quá nhiều lithium bất thường, các nhà nghiên cứu báo cáo trong Tạp chí Vật lý thiên văn Quốc tế.

Việc nghiên cứu những sao lạ này góp phần giúp chúng ta làm quen các quy tắc tiến hóa không gian mới.

"Soi" hệ thống bụi khổng lồ bao quanh ngôi sao trẻ HR 4796A

(Kiến Thức) - Nhiều vật liệu bụi dày đặc được tìm thấy vây quanh một ngôi sao trẻ HR 4796A khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên, cách Trái đất khoảng 150 tỷ dặm bao bọc ngôi sao HR 4796A trẻ.