Phát hiện mới sửng sốt về thiên hà NGC 3319

(Kiến Thức) - Một đối tượng thiên văn kỳ lạ nằm trong thiên hà NGC 3319 được phát hiện gây xôn xao giới khoa học. Đó là một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ, tác động lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Các nhà thiên văn học Trung Quốc báo cáo những phát hiện mới về khu vực trung tâm của một thiên hà có tên là NGC 3319 cách Trái Đất khoảng 47 triệu năm ánh sáng.

Ở khu vực thiên hà NGC 3319, họ đã tìm thấy có một lỗ đen kích cỡ trung bình hoạt động mạnh mẽ.

Phat hien moi sung sot ve thien ha NGC 3319
Nguồn ảnh: Phys. 

Theo nghiên cứu, lỗ đen ở trung tâm NGC 3319 có độ sáng tương đối thấp khoảng 36 duodecillion erg / s và khối lượng ước tính có thể đạt từ 300 đến 300.000 khối lượng mặt trời.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phải cần quan sát thêm thiên hà NGC 3319 và khu vực trung tâm của nó để xác định khối lượng chính xác của lỗ đen trung bình này.

Trong kết luận, các nhà thiên văn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tồn tại lỗ đen trung bình này trong trung tâm hệ thống thiên hà NGC 3319.

Mời quý vị xem  video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Lỗ đen trong thiên hà NGC 3319 là một đối tượng thiên văn kỳ lạ, độc đáo về cách thức hoạt động, độ sáng, tỉ lệ bồi tụ vật chất năng lượng và có tác động mạnh mẽ lên toàn bộ hệ thống thiên hà.

Phát hiện vật thể huyền bí ở trung tâm Milky Way

(Kiến Thức) - Một đối tượng lạ vừa được các nhà khoa học phát hiện trong trung tâm thiên hà Milky Way.

Theo đó, các nhà khoa học thuộc đài thiên văn Las Campanas ở Chile vừa công bố thông tin họ phát hiện một một gã sao khổng lồ mới nằm trong phần bụng của thiên hà Milky Way có tên khoa học là OGLE-2016-BLG-1190Lb.

Phat hien vat the huyen bi o trung tam Milky Way
Nguồn ảnh: dailygalaxy. 

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.