Sẽ có vắc-xin ung thư trước năm 2030?

Những nhà sáng lập của công ty BioNTech (Đức) khẳng định việc lưu hành vắc-xin điều trị ung thư chỉ là vấn đề thời gian.

Theo trang Insider, hai vợ chồng nhà khoa học Uğur Şahin và Özlem Türeci, đồng sáng lập công ty BioNTech, đã dự đoán rằng vắc-xin ung thư có thể được phổ biến rộng rãi trong vòng một thập kỷ tới.

BioNTech là công ty công nghệ sinh học hợp tác với Pfizer để phát triển vắc-xin mRNA hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Trong cuộc phỏng vấn trong chương trình "Chủ nhật với Laura Kuenssberg" trên đài BBC(Anh), GS Özlem Türeci cho biết: "Chúng tôi cho rằng phương pháp chữa khỏi ung thư hoặc thay đổi cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang nằm trong tầm tay của chúng tôi".

Se co vac-xin ung thu truoc nam 2030?

GS Uğur Şahin và GS Özlem Türeci, đồng sáng lập Công ty BioNTech, trong chương trình "Chủ nhật với Laura Kuenssberg" trên Đài BBC. Ảnh: BBC

GS Uğur Şahin cho biết vắc-xin ung thư sẽ được tạo ra dựa trên những đột phá mà các nhà khoa học đạt được trong quá trình phát triển vắc-xin COVID-19 và có thể được phổ biến rộng rãi chỉ trong vòng 8 năm.

"Chúng tôi tin chắc rằng vắc-xin điều trị ung thư sẽ được sản xuất trước năm 2030" - GS Şahin nói với BBC.

Hy vọng của họ là vắc-xin đang được phát triển bằng công nghệ mRNA sẽ hướng dẫn cơ thể nhận ra và tấn công các loại ung thư.

GS Şahin giải thích: "Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng phương pháp tiếp cận vắc-xin cá nhân hóa để đảm bảo rằng ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ nhận được loại vắc-xin phù hợp với họ. Chúng tôi tạo ra phản ứng miễn dịch để tế bào T trong cơ thể bệnh nhân có thể sàng lọc các tế bào ung thư còn sót lại và loại bỏ chúng hoàn toàn".

Theo báo The New York Times, ban đầu BioNTech tập trung phát triển các công nghệ mRNA nhằm điều trị ung thư nhưng lại thành công trước với vắc-xin COVID-19.

Se co vac-xin ung thu truoc nam 2030?-Hinh-2

Một nhân viên y tế chuẩn bị một liều Moderna COVID-19 ở quận Brooklyn, New York - Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Khi được hỏi liệu có khi nào vắc-xin ung thư không có tác dụng hay không, GS Türeci khẳng định: "Mọi thứ chúng tôi đã học về hệ thống miễn dịch và những gì chúng tôi đạt được với vắc-xin ung thư cho thấy về nguyên tắc, chúng tôi có thể tạo ra các tế bào T đó và hướng chúng diệt các tế bào ung thư".

Tuy nhiên, GS Türeci nói vẫn còn phải xem xét các loại can thiệp y tế khác sẽ được các bác sĩ sẽ sử dụng để kết hợp với vắc-xin và những điều chỉnh để đảm bảo bệnh nhân được chữa khỏi.

"Mỗi công đoạn và mỗi bệnh nhân mà chúng tôi điều trị trong các thử nghiệm ung thư này giúp chúng tôi hiểu thêm về những gì chúng tôi đang làm và cách giải quyết vấn đề đó" - GS Türeci kết luận.

Giả thuyết gây sốc về khả năng tồn tại của người ngoài hành tinh

Trong thời gian qua, một số giả thuyết về người ngoài hành tinh và vũ trụ được giới nghiên cứu đưa ra. Theo đó, công chúa vô cùng bất ngờ và tò mò liệu những điều đó có phải sự thật.

Gia thuyet gay soc ve kha nang ton tai cua nguoi ngoai hanh tinh
Một giả thuyết khiến công chúng hứng thú đó là lý do khiến con người mãi không thể liên lạc với người ngoài hành tinh. Theo nhà tâm lý học Jack Baird, tâm trí của con người đã cản trở giao tiếp với sinh vật ngoài Trái đất. 

Bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam điều trị ung thư xương bằng ni tơ lỏng hồi phục thần kỳ

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Vinmec đã sử dụng ni-tơ lỏng điều trị ung thư xương, giúp cho bệnh nhân giữ được xương nguyên bản, không phải sử dụng các loại khớp nhân tạo tốn kém.

Đây cũng là phương pháp đột phá được nhiều nước tiên tiến áp dụng bởi giúp tăng tỷ lệ sống và giảm tái phát tại chỗ cho người bệnh ung thư xương.
“Tái sinh” nhờ phương pháp điều trị ung thư mới

Vì sao chiếc cổng sắt lại tức mắt nhất ở Hà Nội?

Một chiếc cổng sắt, được hàn cứng, nhô ra gần giữa đường giao thông ở xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội), gây cản trở giao thông đi lại, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Vi sao chiec cong sat lai tuc mat nhat o Ha Noi?
 Một chiếc cổng hàn bằng sắt, nhô ra gần giữa đường Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), ảnh hưởng rất lớn đến giao thông, đi lại của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên, phần cổng sắt được hàn chặt xuống mặt đường, nhô ra khoảng 2 mét. Được biết, chiếc cổng này đã tồn tại thời gian rất dài. Ảnh: Trường Phong.