Sao Diêm Vương phát sáng vì sóng trọng lực?

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học nhận định, việc sao Diêm Vương phát ra ánh sáng xanh nổi bật trong vũ trụ, nguyên nhân tác động do sóng trọng lực.

Cách đây không lâu, tàu vũ trụ New Horizons của NASA bất ngờ phát hiện các lớp khí mỏng bao quanh toàn bộ sao Diêm Vương phát ra ánh sáng xanh kỳ lạ.
Lớp khí sáng này thay đổi cường độ phát quang, tuỳ vào vị trí, địa điểm phát sáng trên sao Diêm Vương.
Sao Diem Vuong phat sang vi song trong luc?
Nguồn ảnh: NASA / JHUAPL / SwRI 
Và đặc biệt là những lớp khí sáng này có biến thiên độ sáng cực kỳ ổn định, giờ đây người ta phát hiện, đằng sau hiện tượng này là sự điều khiển bởi sóng trọng lực…Nó là một loại sóng không gian mới trước giờ người ta nghĩ rằng nó không thể xuất hiện trên sao Diêm Vương.
Sao Diem Vuong phat sang vi song trong luc?-Hinh-2
Nguồn ảnh: NASA / JHUAPL / SwRI 
Sóng trọng lực không phải là sóng hấp dẫn mà là một loại sóng liên quan chi phối tới khí quyển qua những gợn sóng có cấu trúc không gian, thời gian rõ ràng nằm trong thuyết vật lý tương đối của Albert Einstein.
Trong lần quan sát hiện tượng đó qua công nghệ LORRI, người ta nhận định rằng, cứ khoảng từ 2 đến 5 giờ, các lớp khí sáng lại thay đổi và biến thiên, tuy nhiên, quá trình biến thiên này chỉ diễn ra trong nội bộ, chiều cao các lớp khí sáng vẫn không hề thay đổi.

Xem thêm video: Sao Diêm Vương có bầu trời màu xanh giống Trái Đất (nguồn video: NeoNews).
Theo Space

Bí ẩn chữ X kỳ lạ trên bề mặt sao Diêm Vương

(Kiến Thức) - Phi thuyền không gian New Horizons của NASA vừa chụp được hình ảnh một dấu X kỳ lạ nổi bật trên bề mặt sao Diêm Vương.

Được biết, dấu vết chữ X này xuất hiện tại khu vực đồng bằng khí nitơ gọi chung là khu vực Sputnik Planum, trên bề mặt sao Diêm Vương.

NASA nói gì về ngọn đồi bí ẩn trên sao Diêm Vương?

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học NASA vừa thông tin chính thức về vùng đồi bí ẩn trên sao Diêm Vương.

Tàu vũ trụ New Horizon của NASA đã trực tiếp khám phá ngọn đồi đầy bí ẩn trên sao Diêm Vương.
Thực chất đây là một ngọn đồi nổi băng giá, là nơi hội tụ của các dòng sông băng ni tơ bị cạn hóa, băng hóa mạnh mẽ từ các lớp nước đá dày đặc. Tất cả mọi thứ đều bị chôn vùi bên dưới ngọn đồi này.

Cận cảnh địa hình phức tạp của sao Diêm Vương

Tàu thăm dò New Horizons của NASA vừa gửi về Trái đất những hình ảnh rõ nét chụp cận cảnh bề mặt sao Diêm Vương. 

Đó là những ngọn núi cao chót vót được tạo thành từ băng đá và các đồng bằng gợn sóng.

Con tàu thăm dò có kích cỡ xấp xỉ cây đàn piano đã rà soát trong phạm vi 10.000 dặm trên bề mặt sao Diêm Vương (còn gọi là Diêm Vương tinh) để chụp ảnh. Có những địa hình phức tạp với nhiều hố sâu trên khắp cả vùng, được đặt tên là Tombaugh Regio, trên bề mặt hành tinh lùn (tiểu hành tinh) này.

Can canh dia hinh phuc tap cua sao Diem Vuong
Diêm Vương tinh và bề mặt của nó. (Nguồn: NASA) 
Các hố thường có đường kính hàng trăm mét và sâu hàng chục mét. Các nhà khoa học nói rằng, có thể chúng được hình thành do sự kết hợp của các khối băng nứt vỡ và bốc hơi. Có rất ít hố do các vụ rơi thiên thạch tạo ra.

Tàu New Horizons đã truyền về Trái đất những ảnh được chụp khi con tàu bay ngang Diêm Vương tinh trong ngày 14/7 vừa qua. Những hình ảnh mới nhất này có độ phân giải khoảng 77-85m cho mỗi điểm ảnh. Đó là những hình ảnh bề mặt đa dạng của một tiểu hành tinh ở rất xa Trái đất. Trong đó bao gồm một loạt các địa hình phức tạp là những ngọn núi và các dòng sông băng.

Trong năm 2016, tàu thăm dò New Horizons sẽ tiếp tục gửi về Trái đất những dữ liệu được ghi lại khi nó bay ngang qua Diêm Vương tinh.

Can canh dia hinh phuc tap cua sao Diem Vuong-Hinh-2
 Hình ảnh địa hình băng đá trên bề mặt Diêm Vương tinh do tàu thăm dò New Horizons gửi về. (Nguồn: NASA)

Từ khi được phát hiện vào năm 1930 cho đến năm 2006, Diêm Vương tinh vẫn được coi là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều thiên thể tương tự Diêm Vương tinh đã được phát hiện ở phía ngoài rìa Hệ Mặt trời, đáng chú ý nhất là thiên thể Eris, có khối lượng lớn hơn Diêm Vương tới 27%.

Ngày 24/8/2006, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã đưa ra định nghĩa "hành tinh". Diêm Vương tinh không đáp ứng đủ tiêu chí của một hành tinh nên được xếp vào danh sách những hành tinh lùn, cùng với Eris và Ceres, và được định danh bằng số 134340.