"Rau hoàng đế" trong ẩm thực cung đình được bán phổ biến ngoài chợ

Loại rau này dễ kiếm tìm ở chợ với giá rất rẻ này lại từng được xếp vào danh sách ẩm thực cung đình với cái tên mỹ miều: rau hoàng đế.

Rau cải cúc là một trong những loại rau thường thấy nhất hiện nay. Thế nhưng ít ai biết được, loại rau bình dân, giá rẻ này trong thời cổ đại còn được mệnh danh là rau hoàng đế, xuất hiện trong ẩm thực cung đình vì có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

"Rau hoàng đế" trong ẩm thực cung đình được bán phổ biến ngoài chợ ảnh 1
Cải cúc

Có thể lấy được cái danh "rau hoàng đế", cải cúc thực sự ẩn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí về mặt y học, cải cúc cũng có công dụng rất đáng kể. Y học cổ truyền Trung Quốc ghi chép, cải cúc có tác dụng bổ tim, dưỡng tì vị, tiêu đờm, bổ dạ dày.

Theo dân gian, vào những năm cuối đời, thánh thơ Đỗ Phủ sống tại vùng Tứ Xuyên. Trong một lần Đỗ Phủ ngã bệnh, dân địa phương đã dùng cải cúc, bột gạo nếp và thịt ba chỉ để nấu cho ông ăn. Không ngờ Đỗ Phủ không chỉ khỏi bệnh, còn khỏe mạnh hơn, bởi vậy dân Tứ Xuyên còn gọi rau cải cúc là rau Đỗ Phủ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cải cúc giàu vitamin, caroten, canxi, phốt pho, sắt, chất xơ thô còn có tinh dầu dễ bay hơi, choline và các thành phần khác. Đáng kể nhất, rau cải cúc chứa nhiều axit amin, protein - chất chính tạo nên sự sống. Cụ thể, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì cải cúc chứa 8 loại axit amin thiết yếu.

Thêm vào đó, rau cải cúc phù hợp với nhiều cách chế biến và kết hợp được với nhiều loại thực phẩm. Thường xuyên ăn rau cải cúc sẽ giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, chống lại triệu chứng mất trí nhớ, thúc đẩy sự thèm ăn, tốt cho tiêu hóa và tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da, thanh phổ tiêu đờm và nhiều công dụng khác. 

6 siêu thực phẩm giải nhiệt ngăn ngừa bệnh tật mùa nắng nóng

Nắng nóng gay gắt khiến cơ thể khó chịu và dễ mất sức. Dưới đây là 6 siêu thực phẩm giải nhiệt giúp giải quyết những vấn đề này hiệu quả.

Dưa hấu giúp giải nhiệt ngày hè hiệu quả
6 sieu thuc pham giai nhiet ngan ngua benh tat mua nang nong
Ảnh minh họa. 

Dưa hấu có tính lạnh, dân gian còn gọi là dưa lạnh. Trong ngày hè nóng nực ăn dưa hấu không chỉ ngọt mát, ngon miệng mà còn giải nhiệt, giải cơn khát, thích hợp với những người bị nóng trong. Ngoài ra dưa hấu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Khi bị say nắng, sốt, cơ thể khó chịu, khát nước, thiểu niệu, có thể kết hợp dưa hấu để điều trị bổ trợ. Ngoài việc ăn phần thịt quả dưa hấu, phần vỏ của quả dưa hấu cũng có thể được dùng để sắc thuốc hoặc làm món ăn, cũng có giá trị dinh dưỡng rất tốt.

Trà xanh giúp làm mát và thải độc cho cơ thể

7 thần dược giúp người Nhật sống lâu

Người Nhật Bản có những bí quyết ăn uống khá đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại khá lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Nền ẩm thực Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trên toàn thế giới, thậm chí còn được UNESCO công nhân là di sản văn hóa thế giới. So với các quốc gia khác, tuổi thọ trung bình của người Nhật thuộc top cao nhất. Nhiều người cho rằng đó là do họ may mắn hay do di truyền. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải. Chế độ ăn là yếu tố quan trọng giúp họ có được cuộc sống đó.

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.