PKĐK Xuân Mai lưu giữ chất thải y tế nguy hại ở...hành lang?

Nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của Phòng khám đa khoa Xuân Mai thuộc TTYT huyện Chương Mỹ, Hà Nội được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.

Ngày 5/3/2019 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản số 921/SYT-NVY về việc tăng cường quản lý chất thải y tế đến các Trưởng phòng y tế 30 quận, huyện, thị xã và các cơ sở y tế trong và ngoài công lập.
Nội dung văn bản cũng yêu cầu rõ các đơn vị y tế phải: “Nghiêm túc thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về quản lý chất thải. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường. Tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT”.
PKDK Xuan Mai luu giu chat thai y te nguy hai o...hanh lang?
 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản số 921/SYT-NVY về việc tăng cường quản lý chất thải y tế đến các Trưởng phòng y tế 30 quận, huyện, thị xã và các cơ sở y tế trong và ngoài công lập.
Sở Y tế Hà Nội hàng năm đều có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tăng cường quản lý chất thải y tế.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, vẫn còn rất nhiều các Trung tâm y tế trên địa bàn TP Hà Nội chưa thực hiện đúng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải y tế đúng Thông tư 58 này.
Mới đây, PV đã ghi nhận thực tế tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai thuộc Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ (Hà Nội) về công tác quản lý chất thải y tế.
Theo đó, nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của PKĐK Xuân Mai được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.
Tại nơi lưu giữ này không được quây kín riêng biệt mà chỉ ngăn cách bằng một hàng rào với các song sắt, phía bên ngoài không hề có biển cảnh báo là nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại.
Điều đáng nói là chỉ cần đứng bên ngoài sân của Phòng khám đa khoa Xuân Mai cũng thấy được tình trạng chất thải y tế nguy hại được vứt bỏ lộn xộn bên trong nơi lưu giữ.
PKDK Xuan Mai luu giu chat thai y te nguy hai o...hanh lang?-Hinh-2
 Nơi lưu giữ chất thải y tế tạm thời của Phòng khám đa khoa Xuân Mai được “tận dụng” từ khu vực hành lang bên ngoài của khu điều trị Methadon.
Không hiểu vì lý do gì mà tại phòng khám này chỉ được bố trí duy nhất một thùng chuyên dụng để chứa chất thải y tế, những túi nilong đựng chất thải y tế nguy hại lây nhiễm được chất đống trên nắp thùng, vô số các hộp an toàn đựng bơm kim tiêm sắc nhọn thì xếp quây tròn xung quanh dưới chân thùng chuyên dụng này.
Để làm rõ vấn đề trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ, gồm có bà Vũ Thị Yến – Phó Giám đốc TTYT Chương Mỹ; ông Nguyễn Duy Kính – Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ; bà Vũ Thị Bích – cán bộ phụ trách môi trường y tế của trung tâm.
Tại buổi làm việc bà Vũ Thị Bích cho biết: “Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ đã ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại với Công ty Urenco 13. Chất thải y tế của cách trạm y tế xã và 2 phòng khám trên địa bàn được thu gom vận chuyển về Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ 1 tuần 1 lần.
TTYT huyện Chương Mỹ giao chất thải y tế nguy hại 1 lần/tuần vào thứ 5 cho Công ty Urenco 13. Vì lượng chất thải nguy hại phát sinh tại phòng khám và các trạm y tế xã rất ít, chủ yếu là bơm kim tiêm và vỏ lọ nên chúng tôi chỉ có kho thông thường và bố trí các thùng đựng theo đúng quy định”.
Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Yến – Phó Giám đốc TTYT huyện Chương Mỹ khẳng định: “Đơn vị thường xuyên kiểm tra về môi trường y tế, vì vấn đề này nằm trong nội dung kiểm tra quy chế chuyên môn. Chúng tôi có 2 hình thức kiểm tra là thường xuyên định kỳ và đột xuất, trung tâm bố trí đầy đủ các thùng đựng chất thải cho Phòng khám đa khoa Xuân Mai và đi kiểm tra giám sát cũng không gặp tình trạng để chất thải y tế nguy hại như vậy. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại và nhắc nhở nhân viên phòng khám thực hiện tốt hơn”.
Tại phòng khám này chỉ được bố trí duy nhất một thùng chuyên dụng để chứa chất thải y tế.
Khi PV đưa ra câu hỏi vì sao nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại lại không được quây kín, không dán biển báo và chất thải y tế chất đống bên trong.
Trả lời câu hỏi trên, bà Bích cho biết: “Các hộp an toàn đựng bơm kim tiêm sắc nhọn được phép để dưới đất như vậy, vì hộp này có vỏ cứng nên sẽ không bị rơi ra ngoài. Tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai trước đây có kho lưu giữ, tuy nhiên khi khu vực này chuyển thành nơi điều trị Methadon nên không còn kho này nữa.
Vì diện tích không có nên phòng khám đã chuyển khu lưu giữ chất thải y tế ra ngoài hành lang của khu điều trị này. Khi chuyển ra đây chúng tôi cũng không báo cáo lên các cơ quan chức năng”.
Ông Nguyễn Duy Kính – Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ của TTYT huyện Chương Mỹ cũng thông tin thêm, mới đây Sở Y tế Hà Nội đã đồng ý phê duyệt cho xây dựng nhà lưu giữ chất thải y tế tại Phòng khám đa khoa Xuân Mai.
Như vậy, mặc dù đi kiểm tra, giám sát thường xuyên nhưng không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo của Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ lại không có ý kiến, nhắc nhở đối với nơi lưu giữ chất thải y tế “tạm bợ”, không biển báo này của Phòng khám đa khoa Xuân Mai!?
Khi làm việc với PV, các hồ sơ giấy tờ về bảo vệ môi trường của đơn vị này cũng chưa được hoàn chỉnh.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Bộ Y tế đẩy mạnh kiểm soát lò đốt rác thải y tế

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh quản lý và kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt rác thải y tế.

Tại Việt Nam, lò đốt rác thải y tế vẫn là một trong những công nghệ đang được sử dụng để xử lý chất thải y tế. Để kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt chất thải rắn y tế, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản, chính sách.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, trong đó quy định các cơ sở y tế phải thực hiện quan trắc khí thải lò đốt chất thải rắn y tế theo QCVN 02:2012/BTNMT với tần suất 3 tháng 1 lần và phải báo cáo cơ quan quản lý theo thẩm quyền.
Bộ Y tế cũng đã chủ động xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011. Đề án nêu rõ giải pháp công nghệ trong xử lý chất thải y tế là "Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế theo định hướng áp dụng công nghệ mới, đảm bảo tính thân thiện với môi trường... đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường" và mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường.
Bo Y te day manh kiem soat lo dot rac thai y te
 Rác thải y tế.

Để triển khai Đề án, Bộ Y tế đã bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, từ nguồn kinh phí Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí là 150 triệu USD… để tập trung hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường cho các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ, các bệnh viện công lập thuộc các địa phương có quy mô giường bệnh lớn, nguy cơ phát sinh chất thải nhiều; tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho các

Viện chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế để quan trắc, giám sát môi trường y tế, trong đó có việc giám sát khí thải từ lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, lò đốt chất thải rắn y tế được sử dụng chủ yếu ở các bệnh viện tỉnh và huyện. Vì vậy UBND tỉnh có vai trò chính trong việc kiểm tra, giám sát, đầu tư và định hướng công nghệ mới thân thiện môi trường để thay thế dần các lò đốt không đạt quy chuẩn môi trường.

Bộ Y tế đã thường xuyên có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị rà soát, đánh giá tình trạng hoạt động của các lò đốt chất thải rắn y tế và xây dựng kế hoạch loại bỏ các lò đốt không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Chính phủ cũng đã có công văn yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đề xuất biện pháp kiểm soát các lò đốt rác nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu và đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng và đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo UBND các địa phương và Lãnh đạo các cơ sở y tế.

Cũng liên quan đến việc kiểm soát lò đốt rác thải y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế quy định rõ: “Khí thải từ các lò đốt chất thải rắn y tế phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có chỉ tiêu về Dioxin/Furan PCDD/PCDF phải đảm bảo thấp hơn 2,3 ngTEQ/Nm3”.

Công nghệ đốt là một trong những công nghệ được sử dụng để xử lý chất thải rắn tại một số nước trên thế giới. Ưu điểm của công nghệ đốt là xử lý đa số các loại chất thải và giảm tối đa thể tích chất thải sau xử lý. Tuy nhiên, nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh ra những chất độc hại như dioxin, furan gây ô nhiễm môi trường thứ phát; chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí giám sát môi trường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước khi chưa có điều kiện sử dụng các công nghệ tiên tiến thì sử dụng lò đốt rác thải y tế có thể vẫn được xem là giải pháp thích hợp, tạm thời (Theo tài liệu của WHO: Fact sheet No 281 và Quản lý an toàn chất thải từ các hoạt động y tế năm 2014).
Mời độc giả xem video: Virus Zika làm teo đầu trẻ em rất dễ tấn công Việt Nam:

Rửa cốc thủy tinh sạch bong bằng nguyên liệu sẵn có trong bếp

(Kiến Thức) - Ly cốc thủy tinh sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bẩn ố vàng. Nhưng chỉ với một số mẹo đơn giản, bạn có thể rửa cốc thủy tinh sạch bong sáng bóng trong tích tắc và không vết xước.

Dùng giấm
Giấm là một trong những nguyên liệu đa năng được các bà nội trợ sử dụng trong căn bếp của nhà mình. Đây cũng là một thứ giúp tẩy rửa hiệu quả mà nhanh chóng. Chất acetic trong giấm sẽ hòa tan các khoáng chất đó trong tích tắc. Do đó, bạn có thể dùng giấm để rửa cốc thủy tinh sạch bong và sáng bóng.

Sinh tố nhau thai có thực sự là thần dược chữa bách bệnh?

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây rộ lên phong trào mua nhau thai về tẩm bổ, chữa bệnh. Liệu nhau thai có là "thần dược" chữa bách bệnh như nhiều lời đồn.

Mới đây một phụ nữ người Anh bỏ ra 30 bảng Anh (gần 1 triệu VNĐ) để xay nhuyễn phần nhau thai thu được từ 2 lần sinh trước làm sinh tố cho chồng con. Phần còn lại cô chi thêm 150 Bảng (gần 5 triệu VNĐ) khử nước, làm khô để chế thành thuốc viên gửi cho người mẹ đang trong giai đoạn hậu phẫu sau khi cắt bỏ buồng trứng.
Trước thông tin này, nhiều người băn khoăn nhau thai thực sự có công dụng chữa bách bệnh như nhiều lời đồn hay không?
Nhau thai là bộ phận trong tử cung của người mẹ, phần phụ của thai, có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Trong y học cổ truyền, nhau thai khô được gọi là “tử hà sa”.
Nhau thai là cơ quan liên kết giữa người mẹ và em bé khi còn là bào thai. Nó là một phần thiết yếu của thai kỳ và được đào thải sau khi sinh con.
Các chất dinh dưỡng và oxygen được truyền từ máu mẹ đến bào thai qua nhau thai. Nhau thai cũng là một hàng rào chắn giúp bảo vệ thai nhi trước nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Nhau thai đươc nhiều người Việt sử dụng làm thuốc để tẩm bổ. Ảnh: Internet.
 Nhau thai đươc nhiều người Việt sử dụng làm thuốc để tẩm bổ. Ảnh: Internet.
Đối với con người, em bé sống được trong tử cung người mẹ 9 tháng 10 ngày cho đến khi sinh nở là nhờ các giá trị dinh dưỡng từ nhau thai. Nhau thai ở động vật cũng vậy, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể bù đắp sự mất dưỡng chất trong thai kỳ, nhất là sắt. Chính vì vậy, động vật có vú sau khi sinh con thường ăn nhau thai.
Từ các cơ sở trên, nhiều bài thuốc dân gian lý luận rằng nhau thai có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những lý do người ta sử dụng nhau thai để làm thuốc bổ.
Chia sẻ với VTC News, bác sỹ sản khoa Đinh Thu Hiền (Bệnh viện Nhi Trung ương), ở Việt Nam việc sử dụng nhau thai để làm món ăn bổ dưỡng ở các thành phố gần như không còn. Việc làm thuốc cũng rất hạn chế bởi các quy định y tế quản lý nhau thai rất nghiêm ngặt và cũng có nhiều vị thuốc khác thay thế.
Bác sỹ Hiền cũng khuyến cáo, người dân nên thận trọng trong sử dụng thuốc và các chế phẩm dạng như thực phẩm chức năng mà người bán hàng thổi công năng như thần dược, đặc biệt.
Cũng theo TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy - PGĐ bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, quy định của Bộ Y tế nhau thai thuộc chất thải giải phẫu trong nhóm chất thải lây nhiễm trong các loại chất thải y tế. Vì vậy, người dùng nhau thai rất nguy hiểm vì có thể lây nhiễm cả virút viêm gan B, HIV, rubella... Virus HIV và viêm gan B chỉ bất hoạt ở nhiệt độ cao và kéo dài. Trong khi thời gian chế biến món ăn, thức uống từ nhau thai ngắn, nhiệt độ không cao nên virus khó bị tiêu diệt, việc lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong khi đó lương y Nguyễn Xuân Hướng, Hội Đông y Việt Nam thông tin: Theo y học cổ truyền thì nhau thai có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, ích tinh, thường dùng để chữa các chứng bệnh suy nhược, gầy yếu, di tinh, liệt dương, phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa sau khi sinh nở…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được điều này và nhau thai cũng chỉ bổ dưỡng như thịt gà, thịt bò… Thậm chí, nhau thai nếu không được xử lý đúng cách thì người dùng còn dễ bị nhiễm khuẩn, lây bệnh di truyền, đặc biệt là nhiễm virus viêm gan B, C, nhiễm khuẩn.
Việc sử dụng nhau thai khó có thể đảm bảo độ an toàn cho tính mạng người sử dụng, nhất là nhau thai không rõ nguồn gốc. Tại các bệnh viện phụ sản, nhau thai được phân loại như một chất thải y tế để đưa đi tiêu hủy.
Nếu dùng nhau thai không được an toàn làm thuốc sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trong khi đó, thực chất nhau thai không có công dụng như lời đồn và hiện nay, đã có nhiều vị thuốc thay thế nên nhau thai ít được sử dụng làm vị thuốc hơn.
Trước đây Việt Nam có chế phẩm từ nhau thai nhưng đến nay đã ngừng sản xuất. Hiện, các chế phẩm được bào chế từ tạng liệu đã được thế giới khuyến cáo không nên dùng vì không có bằng chứng khoa học cụ thể.
Nhau thai không an toàn không giúp cải thiện sức khỏe mà còn gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì người ăn nhau thai còn có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Vì vậy, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng nhau thai.